Vỡ tử cung trong thai kỳ: Những điều sản phụ cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Vỡ tử cung là một trong năm tai biến sản khoa nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sản phụ. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể sẽ gây tử vong, vỡ tử cung trong chuyển dạ thường gặp hơn vỡ tử cung trong thai kỳ.

1. Vỡ tử cung là gì?

5 tai biến sản khoa nguy hiểm có thể kể đến:

Vỡ tử cung là tình trạng tử cung bị xé rách từ niêm mạc qua lớp cơ, nếu đến cả phúc mạc qua làm buồng tử cung thông với ổ bụng được gọi là vỡ tử cung hoàn toàn. Nếu lớp phúc mạc còn nguyên thì là vỡ tử cung không hoàn toàn. Vỡ tử cung làm tổn thương đến cả bàng quang hoặc đường tiêu hóa gọi là vỡ tử cung phức tạp.

Hiện nay nhờ tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực gây mê hồi sức cũng như trình độ chuyên khoa sản được nâng cao cùng việc mở rộng mạng lưới quản lý thai nghén, hạn chế các thủ thuật thô bạo, chỉ định mổ lấy thai kịp thời nên tỷ lệ vỡ tử cung đã giảm đi nhiều. Vỡ tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp hơn trong giai đoạn chuyển dạ.

Một trong những phương pháp tối ưu được thực hiện cấp cứu khi xảy ra vỡ tử cung đó là Phẫu thuật bảo tồn tử cung do vỡ tử cung - Phẫu thuật cần được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chuyên môn cao để hạn chế những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế lớn va uy tín hàng đầu Việt Nam với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; hội tụ đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm; chất lượng khám và phục vụ luôn được bệnh viện đặt nên hàng đầu.

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?
Hình ảnh vỡ tử cung

2. Vỡ tử cung trong thai kỳ

2.1. Nguyên nhân

Vỡ tử cung trong thai kỳ có thể xảy ra trên các thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung do:

  • Mổ lấy thai ở thân tử cung
  • Khâu lại tử cung đã bị vỡ
  • Mổ lấy thai từ hai lần trở lên (sẹo mổ ngang đoạn dưới tử cung trước đó, số lần mổ càng nhiều càng làm tăng nguy cơ vỡ tử cung)
  • Mổ cắt góc tử cung trong phẫu thuật điều trị mang thai ngoài tử cung ở sừng.
  • Mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn tại vết mổ hoặc tử cung
  • Phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung ( nếu u xơ tử cung ăn vào nội mạc tử cung)
  • Khâu lỗ thủng tử cung sau nạo phá thai

2.2. Triệu chứng

Vỡ tử cung khi mang thai có thể xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ nhưng không có dấu hiệu dọa vỡ tử cung.

  • Đau xảy ra đột ngột ở vùng tử cung ( thường là ở vị trí vết mổ cũ).
  • Ra máu ở âm đạo.
  • Trong một số trường hợp có dấu hiệu choáng, da mặt tái nhợt, nhịp thở nhanh, thở nông, vẻ mặt hốt hoảng, lo lắng, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ, đôi khi có thể ngừng tim.
  • Đau có thể lan tỏa toàn bụng, có khi phản ứng phúc mạc rất rõ.
  • Tử cung không còn hình dạng ban đầu, có thể sờ thấy các phần thai ngay dưới thành bụng, trường hợp vỡ tử cung không hoàn toàn có thể còn sờ thấy tử cung nhưng có điểm đau chói tại vùng sẹo của tử cung.
  • Tim thai không còn nghe được.
  • Khi khám âm đạo: Ngôi thai không sờ thấy và có máu chảy ra theo tay.

3. Biến chứng

  • Nếu không được xử trí kịp thời, nhất là vỡ tử cung xảy ra ở các tuyến không có khả năng phẫu thuật, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và thai nhi.
  • Tỷ lệ phải cắt bỏ tử cung cao ở những trường hợp vỡ tử cung.
  • Tổn thương tạng: có thể tổn thương bàng quang, niệu quản, mạch hạ vị, đại- trực tràng khi vỡ tử cung và trong khi phẫu thuật xử trí vỡ tử cung.

4. Phòng bệnh

10 mốc khám thai bà bầu cần ghi nhớ
Đối với những mẹ bầu có nguy cơ cao, nên thường xuyên được theo dõi và điều trị kịp thời

  • Nghiêm chỉnh thực hiện các buổi thăm khám, xét nghiệm khi mang thai, đặc biệt là những buổi khám ở cuối thai kỳ.
  • Những người có sẹo tử cung nên chờ ít nhất là 3 năm mới nên mang thai lại.
  • Đối với những bà bầu có nguy cơ cao, nên thường xuyên được theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Trường hợp bà bầu có khung xương chậu hẹp, sinh con nhiều lần, chiều cao tử cung khoảng 34 cm nên chọn những bệnh viện sinh con ở tuyến trên.
  • Không nên sinh con quá gần nhau và sinh quá nhiều con. Những mẹ đã từng sinh mổ nếu muốn mang thai tiếp, nên chờ từ 3-5 năm.

Khi có những triệu chứng bị đau bụng và ra máu âm đạo bất thường, bà bầu cần đi khám ngay để được chẩn đoán biến chứng mắc phải là gì và có biện pháp xử lý kịp thời. Thông thường khi bị dọa vỡ tử cung được phát hiện và xử trí vẫn có thể cứu được mẹ và thai nhi. Nhưng nếu tử cung đã vỡ thai nhi sẽ chết và nếu không được xử lý kịp thời thì thai phụ cũng có thể bị tử vong.

Với mong muốn mang đến sự chăm sóc toàn diện và trang bị quá trình quản lý dự phòng tai biến sản khoa một cách khoa học, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D, siêu âm tầm soát dị tật thai nhi định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất: Chẩn đoán trước sinh: Những điều mẹ nên biết

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan