Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?

Tiêm thuốc tránh thai có kinh không? hay Tiêm thuốc tránh thai có bị mất kinh không? là vấn đề rất nhiều người quan tâm, bởi chảy máu âm đạo bất thường là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc ngừa thai. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tiêm thuốc tránh thai có cơ chế hoạt động như thế nào?

Progestin - hormone có trong thuốc tiêm thuốc tránh thai, ngăn ngừa mang thai theo ba cách. Đầu tiên, nội tiết tố này ngăn cản buồng trứng giải phóng trứng trong quá trình rụng trứng. Nếu không có trứng để thụ tinh, khả năng mang thai của bạn là bằng không. Đồng thời, hormone này cũng giúp tăng sản xuất chất nhờn trên cổ tử cung. Sự tích tụ nhầy dính này sẽ ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Cuối cùng, hormone progestin cũng sẽ làm giảm sự phát triển của nội mạc tử cung. Đây là lớp mô lót tử cung giúp tạo điều kiện cho nhau thai bám vào. Trong trường hợp không chắc rằng, buồng trứng đã phóng thích trứng trong thời kỳ rụng trứng và tinh trùng có thể thụ tinh với trứng thì trứng đã thụ tinh sẽ rất khó bám vào niêm mạc tử cung. Điều này là do nội tiết tố làm cho niêm mạc trở nên mỏng đi và không thích hợp để phôi thai phát triển.

Một mũi tiêm ngăn ngừa mang thai trong ba tháng rất hiệu quả. Theo tờ hướng dẫn của nhà sản xuất Depo-Provera, hiệu quả của mũi tiêm ngừa thai nằm trong khoảng từ 99,3% đến 100% trong các nghiên cứu lâm sàng.

Cứ sau 12 tuần, người phụ nữ muốn tiếp tục ngừa thai thì cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng bảo vệ khỏi thai kỳ. Nếu bạn đến muộn hơn thời gian này, hãy tránh giao hợp hoặc sử dụng phương án dự phòng. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thử thai nếu bạn không tiêm khi đúng thời điểm.

Ngoài ra, bạn có thể cần phải sử dụng một hình thức tránh thai khẩn cấp nếu bạn đã quan hệ tình dục không an toàn trong 120 giờ hoặc năm ngày qua và bạn đã muộn hơn một tuần trong việc sử dụng biện pháp tránh thai bằng mũi tiêm với hormone progestin.

2. Các dạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra khi tiêm thuốc tránh thai

Việc tiêm thuốc tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo bất thường và các tác dụng phụ khác trong rối loạn kinh nguyệt. Do đó, bạn có thể gặp các vấn đề về này trong 6 đến 12 tháng sau khi bắt đầu sử dụng mũi tiêm đầu tiên. Các vấn đề về chảy máu âm đạo phổ biến nhất bao gồm:

2.1.Ra máu ồ ạt

Một số phụ nữ sẽ bị chảy máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh trong vài tháng sau khi bắt đầu tiêm. 70% phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai dạng tiêm có thể bị chảy máu bất ngờ trong năm đầu tiên.

2.2 Cường kinh

Bạn có thể thấy, tiêm thuốc sẽ làm cho kinh nguyệt của bạn nặng hơn và kéo dài hơn. Hiện tượng cường kinh như vậy là không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra và có thể giải quyết sau khi bạn tiêm thuốc được vài tháng.

2.3.Kinh thưa, máu kinh ít hơn bình thường hoặc không có kinh nguyệt

Sau một năm sử dụng thuốc ngừa thai dạng tiêm, có đến một nửa số phụ nữ cho biết họ không còn kinh nguyệt nữa. Việc không có kinh, được gọi là vô kinh là an toàn và phổ biến nếu bạn đang đi tiêm thuốc ngừa thai. Nếu trường hợp kinh nguyệt không ngừng hoàn toàn, một số người có thể thấy kỳ kinh nhẹ hơn và ngắn hơn nhiều so với trước kia.

3. Các tác dụng phụ khác khi tiêm thuốc tránh thai

Ngoài chảy máu âm đạo hay gây rối loạn kinh nguyệt như trên, lựa chọn tiêm thuốc tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Tuy nhiên chúng thường hiếm và nhẹ, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Tăng cân, thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Thay đổi trong ham muốn tình dục
  • Rụng tóc
  • Xuất hiện mụn trứng cá
  • Gia tăng của lông mặt và cơ thể
  • Căng ngực
  • Đau vú
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ sẽ có thể điều chỉnh để phù hợp với nồng độ hormone của mũi tiêm ngừa thai trong vài tháng hoặc sau một vài đợt điều trị. Các vấn đề nghiêm trọng là rất hiếm xảy ra.

Tóm lại, nếu đang quan tâm đến việc tiêm phòng ngừa thai và có thắc mắc liệu tiêm thuốc tránh thai có kinh không hay tiêm thuốc tránh thai có bị mất kinh không thì bạn hãy lưu ý rằng những vấn đề này là phổ biến. Hầu hết phụ nữ bị chảy máu đột ngột hoặc ra máu trong vài tháng đầu tiên hay hoàn toàn vô kinh sau khi bắt đầu tiêm thuốc. Dù vậy, may mắn là đa số các trường hợp có thể chỉ mất sáu tháng đến một năm trước khi tác dụng phụ chấm dứt và kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường. Do đó, với các nguy cơ có thể gặp phải, cũng như hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối từ lựa chọn tiêm thuốc tránh thai đem đến thì bạn cần tham khảo nhiều thông tin để đưa ra quyết định cách thức phù hợp nhất với bản thân mình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan