Trong quá trình chuyển dạ, việc theo dõi cơn co tử cung và nhịp tim thai vô cùng quan trọng, giúp đánh giá những bất thường của thai nhi, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
1. Theo dõi cơn co tử cung khi chuyển dạ
Cơn co tử cung là động lực chính của một cuộc chuyển dạ, là một trong những yếu tố tiên lượng cuộc sinh đẻ. Cơn co tử cung có đặc tính tự nhiên, tăng dần về tần số và cường độ. Có thể chủ động tăng giảm cơn co tử cung bằng cách sử dụng thuốc, nhưng không thể chấm dứt được.
Nếu cơn co tử cung đều đặn, nhịp nhàng, phù hợp với độ xóa, mở cổ tử cung thì tình trạng thai phụ đang có tiên lượng tốt.
- Giai đoạn tiềm tàng: xuất hiện 2 - 3 cơn /10 phút
- Cổ tử cung mở 5 - 6cm: xuất hiện 3 - 5 cơn/10 phút
- Cổ tử cung mở hết và rặn đẻ: xuất hiện 4 - 6 cơn/10 phút
Nếu cơn co tử cung có vấn đề bất thường như cơn co không đồng bộ, cường tính về tần số, tần số cơn co trên mức trung bình kể trên hoặc xuất hiện nhiều hơn 6 cơn co trong 10 phút ở bất kể độ mở tử cung nào, hoặc cơn co quá mạnh thì cần được can thiệp ngay. Có khả năng bị rau bong non, vỡ tử cung hoặc suy thai.
Ngược lại, nếu cơn co tử cung quá yếu, cơn co xuất hiện quá ít cũng là một dấu hiệu tiên lượng chuyển dạ không tốt, có thể gây thai suy, chảy máu sau đẻ, nhiễm trùng hậu sản.
2. Theo dõi tim thai khi chuyển dạ
Mục đích của việc theo dõi tim thai khi chuyển dạ là xác định tình trạng thai nhi. Có thể theo dõi tim thai từ bên ngoài hoặc từ bên trong. Đa số các trường hợp đều theo dõi bên ngoài. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt mới áp dụng theo dõi bên trong.
- Theo dõi tim thai bên ngoài: dùng ống nghe tim thai đầu dò Doppler lên bụng thai phụ để nghe nhịp tim của thai nhi. Có thể kiểm tra khoảng 30 phút/lần. Nếu có vấn đề phát thường thì tần suất kiểm tra sẽ thường xuyên hơn. Ngoài ra, có thể theo dõi điện tim thai bằng cách dùng 2 dải thắt lưng có chứa các thiết bị theo dõi gắn lên bụng thai phụ. Qua các thiết bị này, nhịp tim của em bé và cơn co thắt tử cung cũng sẽ được hiển thị. Dây cảm biến được gắn vào bụng thai phụ trong suốt quá trình chuyển dạ.
- Theo dõi bên trong: bác sĩ sẽ đặt một điện cực nhỏ trực tiếp lên em bé để theo dõi tim thai. Điện cực được gắn vào em bé bằng cách luồn qua cổ tử cung, đi vào tử cung và gắn với da đầu em bé. Bên cạnh đó, một máy cảm biến được gắn vào chân của thai phụ. Phương pháp này có thể theo dõi chính xác nhịp tim thai và cơn co tử cung của mẹ.
Nhịp tim thai bình thường là khi:
- Nhịp tim thai từ 110 - 160 nhịp/phút
- Nhịp tim tăng lên khi bé di chuyển
- Nhịp tim tăng lên trong những cơn co tử cung
- Nhịp tim trở lại bình thường sau khi bé di chuyển hoặc sau khi dứt cơn co
- Xuất hiện các cơn co thắt mạnh và thường xuyên trong khi chuyển dạ
Nhịp tim thai bất thường khi:
- Nhịp tim thai < 110 nhịp/phút.
- Nhịp tim thai > 160 nhịp/phút
- Nhịp tim thai không đều hoặc không tăng lên khi bé di chuyển hoặc trong các cơn co thắt
Trắc nghiệm: Đặc điểm cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ
Cơn đau đẻ là dấu hiệu thông báo sự chào đời của em bé. Cùng thử sức với bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp các bà mẹ mang thai nhận biết cơn đau đẻ và diễn biến cuộc chuyển dạ để chuẩn bị trước tâm lý những gì sắp xảy ra đối với mình.Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Tạ Quốc Bản , chuyên khoa Sản phụ khoa , Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.