Thai chết lưu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi đã hình thành được nhưng không thể tiếp tục phát triển được trong tử cung của người mẹ. Đây là tình trạng mà không bà mẹ nào muốn xảy ra, tuy nhiên nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có để gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ.

1. Thai chết lưu

Thai chết lưu hay thai lưu là những trường hợp thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi được thải ra ngoài hoàn toàn và có trọng lượng trên 500 gam. Thai chết lưu được chia làm 2 nhóm:

  • Thai chết lưu dưới 20 tuần: do bất thường về cấu trúc di truyền hoặc nhiễm trùng tế bào thai
  • Thai chết lưu sau 20 tuần: được chia thành các giai đoạn. Thai chết lưu sớm xảy ra từ tuần thứ 20 - 27, thai lưu muộn xảy ra từ tuần thứ 28 - 36 và thai đủ tháng xảy ra sau tuần thứ 37.

Do đó, thai lưu 8 tuần thuộc nhóm dưới 20 tuần là hình thức thai lưu sớm, và do nhiều nguyên nhân từ phía mẹ hay thai nhi. Và cần được xử trí sớm, kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Sảy thai do nội tiết tố
Thai chết lưu cần được xử lý sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ

2. Dấu hiệu thai chết lưu

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, thai phụ thường sẽ rất khó nhận biết được dấu hiệu của thai chết lưu, vì thai 8 tuần còn rất nhỏ và không có biểu hiện rõ ràng. Một số trường hợp, thai phụ vẫn có xuất hiện triệu chứng thai nghén như bình thường. Tuy nhiên khi thai lưu được một thời gian thì thai phụ mới bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau bụng vùng dưới rốn
  • Thai nhi không còn đạp: thai phụ sẽ không còn thấy thai nhi cử động hay đạp nữa. Bụng của mẹ sẽ cảm thấy tức, nặng và nhỏ dần đi. Một số trường hợp thấy đau bụng và đi ngoài nhiều.
  • Không nghén: thai phụ không còn dấu hiệu thai nghén trong tuần thứ 8 của thai kỳ
  • Âm đạo chảy máu nâu hoặc đen
  • Bụng không phát triển lớn hơn
  • Đầu vú đột nhiên căng to ra và có tiết sữa non
  • Vỡ nước ối
  • Khi siêu âm thai không còn nghe thấy được tim thai.

Xem thêm: Các dấu hiệu thai chết lưu mà các mẹ bầu cần biết

3. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai chết lưu

Tình trạng thai chết lưu do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do thai phụ hoặc thai nhi. Tuy nhiên, có khoảng 20-50% thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu tuần thứ 8 ví dụ như:

Thai nhi lúc 8 tuần tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai chết lưu trong tuần thứ 8

3.1 Nguyên nhân từ phía thai phụ

Tình trạng thai chết lưu có thể xảy ra do nguyên nhân từ phía thai phụ như:

  • Thai phụ có mắc bệnh liên quan đến ký sinh trùng như: cảm cúm, viêm gan, giang mai, quai bị, sốt rét,...
  • Mắc một số bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, bệnh tim, viêm thận, suy gan, lao phổi,...
  • Một số bệnh nội tiết như: thiểu năng giáp trạng, basedow, tiểu đường,...
  • Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén dẫn tới tình trạng thai nhi cũng nhiễm độc thai nghén
  • Tử cung dị dạng, phát triển kém
  • Sản phụ mang thai trên 40 tuổi, dinh dưỡng kém và lao động vất vả

3.2 Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Dị tật thai nhi: khi thai nhi đang phát triển thì xuất hiện sự bất thường dẫn tới dị dạng như não úng thủy, phù nhau thai,...
  • Rối loạn nhiễm sắc thể: xảy ra do di truyền từ bố hoặc mẹ. Rối loạn trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể hoặc do sự đột biến trong quá trình thụ tinh.
  • Dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân và các chi hay dây rốn bị thắt nút, chèn ép, xoắn,...
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con

Ngoài ra, thai chết lưu 8 tuần còn do một số nguyên nhân khác đến từ phần phụ như: dây rối, bánh rau, nước ối và tử cung bất thường cũng có thể dẫn tới tình trạng thai chết lưu.

Xem thêm: Sau sảy thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Dấu hiệu mang thai
Những bất đồng nhóm máu giữa hai mẹ con cũng có thể khiến thai bị chết lưu

4. Cách xử trí khi thai chết lưu

Nếu thai nhi chết lưu khi còn quá nhỏ thì thai có thể tự động tiêu biến mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.

Một số biện pháp can thiệp như:

  • Sử dụng thuốc: đây là biện pháp xử trí nhanh chóng, an toàn và tránh được những tổn thương đến tử cung của người mẹ.
  • Hút thai: là biện pháp dùng để lấy thai ra ngoài nhanh nhất. Vì nếu thai nhi nằm lâu trong bụng mẹ có thể xuất hiện các loại vi khuẩn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ.

Ngoài ra, việc chăm sóc thai phụ sau khi thai chết lưu là việc làm hết sức quan trọng.

  • Tâm lý: thai phụ thường xuất hiện những cảm giác tiêu cực như buồn chán, tội lỗi, thất vọng,... Do đó, để giúp thai phụ vượt qua chấn thương tâm lý, người chồng cần quan tâm, chăm sóc và thường xuyên tâm sự, trò chuyện, động viên để người vợ có cảm giác được an ủi và lấy lại trạng thái cân bằng. Ngoài ra, mẹ cần chủ động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc,... để đầu óc được thoải mái.
  • Chế độ dinh dưỡng: thai chết lưu không chỉ gây ra tình trạng mất máu mà còn gây áp lực đến những cơ quan trong cơ thể. Cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm protein, vitamin, sắt,... nhằm đề phòng thiếu máu.
  • Kế hoạch mang thai lại: sau khi thai chết lưu, người mẹ cần có thời gian ổn định tinh thần và sức khỏe. Do đó, khoảng thời gian tốt cho lần mang thai lại ít nhất là sau 6-12 tháng.
Rối loạn kinh nguyệt
Người mẹ nên có kế hoạch nghỉ ngơi và ổn định tinh thần trước khi định mang thai lại

Trong suốt thời gian thai kỳ, các bà mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt và thường xuyên đi khám thai định kỳ để nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

125.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan