Tác dụng phụ của dụng cụ tử cung giúp tránh thai

Dụng cụ tử cung là một biện pháp tránh thai hữu hiện bằng cách đặt một dụng cụ có hình dạng chữ T vào tử cung nhằm ngăn cản phôi làm tổ. Phương pháp này hiệu quả và có tỉ lệ thành công lên đến 99%, tuy nhiên chúng cũng có một số tác dụng phụ. Vậy những tác dụng phụ này có thể là gì?

1. Dụng cụ tử cung là gì?

Dụng cụ tử cung (IUD) là một hình thức tránh thai mà bác sĩ đặt vào bên trong lòng tử cung của bạn (thông thường có dạng hình chữ T) nhằm ngăn chặn phôi thai làm tổ trong tử cung.

Dụng cụ tử cung (IUD) có hai loại chính là dụng cụ tử cung chứa đồng và dụng cụ tử cung chứa nội tiết. Đối với dụng cụ tử cung có chứa đồng, sẽ bảo vệ khỏi việc mang thai lên đến 10 năm. Trong khi dụng cụ tử cung chứa nội tiết có thời hạn sử dụng là 5 năm.

Sử dụng dụng cụ tránh thai là một phương pháp tránh thai có hiệu quả rất cao lên đến 99%. Đây là một thủ tục nhanh chóng được thực hiện tại phòng khám.

Gần 4,5 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ sử dụng dụng cụ tử cung (IUD) để ngừa thai. Chúng rất hiệu quả trong việc ngừa thai, cứ 100 phụ nữ đặt vòng tránh thai thì chỉ có một người mang thai khi sử dụng thiết bị này.

2. Một số tác dụng phụ của dụng cụ tử cung

Dụng cụ tránh thai vốn rất an toàn. Một số phụ nữ có thể gặp phải tác dụng phụ, nhưng chúng thường nhẹ. Rất hiếm khi xảy ra sự cố nghiêm trọng từ việc sử dụng dụng cụ tránh thai.

Các tác dụng phụ từ phương pháp ngừa thai này có thể khác nhau đối với mỗi người. Những tác dụng bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào loại vòng tránh thai bạn có và tiền sử bệnh của bạn. Không có cách nào để dự đoán cơ thể bạn sẽ phản ứng với IUD như thế nào. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về chúng.

2.1. Đau quặn bụng

Sau khi đặt dụng cụ tử cung, bạn có thể bị co thắt vùng bụng giống như trong chu kỳ kinh nguyệt trong vài ngày đầu tiên. Co thắt nhẹ là triệu chứng bình thường. Bởi vì dụng cụ tử cung là một vật lạ đối với cơ thể. Khi đặt dụng cụ tử cung vào trong buồng tử cung, một số người phụ nữ nhạy cảm cơ tử cung sẽ có xu hướng co bóp để loại bỏ vật lạ này. Nếu cơn đau trở nên dữ dội, hãy gọi cho bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn đầy đủ

Đau bụng
Sau khi đặt dụng cụ tử cung, bạn có thể bị co thắt vùng bụng giống như trong chu kỳ kinh nguyệt trong vài ngày đầu tiên

2.2. Ngất xỉu

Một số phụ nữ cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu ngay sau khi bác sĩ đặt vòng tránh thai. Đặt dụng cụ tử cung là một thủ thuật có xâm lấn mặc dù rất ít đối với cơ thể. Khi có tiếp xúc với trong lòng tử cung, ở một số người phụ nữ nhạy cảm có thể xảy ra phản xạ theo dây thần kinh phế vị làm giảm nhịp tim. Vì vậy, bạn có thể cảm thấy hơi chóng mặt hoặc nặng hơn là ngất. Để không bị ngất, hãy nằm xuống cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn, sau đó đứng dậy thật chậm.

2.3. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt của bạn có thể bị thay đổi sau khi bạn đặt dụng cụ tử cung. Vòng tránh thai nội tiết (Liletta, Kyleena, Mirena và Skyla) thường làm cho kinh nguyệt nhẹ hơn và ngắn hơn. Đôi khi là dừng kinh nguyệt hoàn toàn.

Vòng tránh thai bằng đồng (ParaGard) có thể khiến kinh nguyệt của bạn nặng hơn trong vài tháng đầu. Một số phụ nữ bị ra máu hoặc ra máu giữa các kỳ kinh. Chu kỳ thường có thể trở lại bình thường trong vòng 6 tháng sau khi bạn đặt vòng tránh thai.

2.4. U nang buồng trứng

Khoảng 1/10 phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện những nang trứng to chứa đầy dịch trong buồng trứng của họ trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai. U nang thường tự biến mất trong vòng 3 tháng.

Hầu hết các u nang buồng trứng đều là nang trứng cơ năng lành tính và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng một số sẽ gây đầy hơi, sưng tấy hoặc đau bụng dưới. Cơn đau có thể trở nên đột ngột hoặc dữ dội nếu u nang bị vỡ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

U nang buồng trứng
Khoảng 1/10 phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện những nang trứng to chứa đầy dịch trong buồng trứng của họ trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai

2.5. Mang thai

Sử dụng biện pháp tránh thai với mục đích nhằm giúp người phụ nữ không có thai ngoài ý muốn. Mặc dù tỷ lệ tránh thai thành công lên đến 99% nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có thể mang thai khi đặt vòng tránh thai. Nếu trường hợp này xảy ra sẽ rất nguy hiểm, bởi có thể:

Nếu muốn giữ thai, bạn sẽ phải tháo vòng tránh thai. Việc tháo dụng cụ tử cung tránh thai cũng có những rủi ro khi bạn đang mang thai. Hỏi bác sĩ về các lựa chọn của bạn.

2.6. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung của bạn. Thai không thể sống sót và có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Mang thai trong khi đặt vòng tránh thai khiến bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn một chút. Mỗi năm, cứ 1.000 phụ nữ thì có 1 người đặt vòng tránh thai. Có thể xảy ra nhiều hơn một chút nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng vùng chậu hoặc phẫu thuật ống dẫn trứng trước đây. Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn thấy đau bụng hoặc chảy máu âm đạo. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung.

2.7. Nhiễm trùng

Vòng tránh thai làm tăng nhẹ khả năng bị nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID). Vi khuẩn gây PID có thể xâm nhập vào cơ thể bạn khi vòng tránh thai được đưa vào.

Bạn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng trong 20 ngày đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai và có nhiều hơn một bạn tình cũng làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ này.

Điều quan trọng là điều trị PID nhanh chóng để tránh các vấn đề nghiêm trọng. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng như:

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị PID.

2.8. Thủng tử cung

Rất hiếm khi, đặt dụng cụ tử cung gây nên tác dụng phụ này. Bạn sẽ cần phải loại bỏ dụng cụ tử cung và cần can thiệp điều trị nếu điều này xảy ra.

Thủng tử cung sau đặt vòng
Một biến chứng rất hiếm gặp khi đặt vòng tránh thai chính là thủng tử cung

2.9. Tụt dụng cụ tử cung

Đây là tình trạng khi vòng tránh thai bị rơi ra ngoài tử cung và thường xảy ra ở khoảng 3% phụ nữ. Nguy cơ cao hơn một chút ở những phụ nữ đã từng mang thai.

Trào lưu gây ra các triệu chứng như chảy máu và đau, nhưng một số phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn nghĩ rằng vòng tránh thai của mình bị rơi ra ngoài, không nên cố tự đặt vòng vào lại. Hãy đến gặp bác sĩ để có khuyên và lựa chọn được phương pháp tránh thai hợp lý.

Dụng cụ tránh thai tử cung hiện là phương pháp tránh thai được nhiều chị em áp dụng, bởi những ưu điểm về thời gian, sự gọn nhẹ, hiệu quả cao. Tuy nhiên để hạn chế gặp phải những tác dụng phụ hoặc lựa chọn phương pháp tránh thai không hợp lý, bạn nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp.

Chuyên khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và xử lý tất cả các vấn đề từ bệnh lý phụ khoa, phẫu thuật các khối u, điều trị rối loạn nội tiết phụ nữ ở các lứa tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai... uy tín. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì, khách hàng có thể tới trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp.

Quy trình kiểm tra tại bệnh viện luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kết hợp cùng hệ thống cơ sở vật chất tân tiến mang đến cho khách hàng những yên tâm và sự lựa chọn tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan