Sự phát triển của thai nhi tuần 30

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chỉ còn mười tuần nữa thôi bé yêu của mẹ sẽ chào đời. Tuần thứ ba mươi của thai kì sẽ đầy khó khăn cùng quan ngại, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những vấn đề và học cách khiến mọi việc dễ dàng thoải mái hơn cho cả bản thân và em bé.

1. Kích thước thai nhi tuần thai thứ ba mươi

Vào tuần thai thứ ba mươi, thai nhi có kích thước bằng một bắp cải, khoảng 1,396 kg. Mặc dù vòng bụng căng tròn như có cả một quả dưa bên trong, chiều dài của thai nhi tầm khoảng 40.5 cm. Khi thai nhi phát triển, lượng nước ối sẽ bị giảm, đây là một dấu hiệu tốt của sự tăng trưởng bình thường.

Mẹ đang chuẩn bị cho ngày trọng đại, bé yêu cũng vậy. Vào tuần thai thứ ba mươi, thường thì thai nhi đang ở tư thế đầu hướng xuống. Thai nhi đang có xu hướng hạ xuống sâu hơn vào khung chậu của mẹ trong vài tuần tới.

Mắt của thai nhi 30 tuần bắt đầu phân biệt được những thứ xung quanh, ánh sáng và bóng tối. Những cơ quan chính trong cơ thể được phát triển, thai nhi sẽ tăng khoảng 230 gram mỗi tuần để bảo đảm sự phát triển của các hệ cơ quan. Mẹ sẽ để ý thấy trong tuần thai này thai nhi ít vận động hơn nhưng điều này là bình thường, do không quan quanh bào thai hạn chế hơn. Thính lực của thai 30 tuần được phát triển, mẹ còn có thể thấy thai nhi cử động phản ứng lại một số tiếng động lớn.

2. Cơ thể của mẹ trong tuần thai thứ ba mươi

Càng gần đến lúc sinh, mẹ càng cảm thấy mệt mỏi hơn, vì vậy mẹ hãy chọn tư thế ngủ thật thoải mái, tốt hơn nên ngủ sớm hơn bình thường và ngủ thêm một tí vào buổi sáng. Ngủ đủ giấc thật sự rất quan trọng đối với mẹ trong giai đoạn này, mẹ hãy ngủ trưa để cải thiện nguồn năng lượng .

Trong giai đoạn này, thai nhi cần không gian lớn hơn trong tử cung của mẹ, nên tử cung sẽ giãn ra dưới xương sườn để tạo ra nhiều chỗ hơn cho sự phát triển về kích thước của thai nhi. Bụng lớn hơn làm tâm trọng lực của mẹ thay đổi, khiến đôi khi mẹ hơi vụng về và có cảm giác mất thăng bằng.

3. Các triệu chứng mẹ có thể gặp ở tuần thứ 30

Vào tuần thứ ba mươi của thai kì, mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Khó ngủ. Mẹ sẽ cảm thấy mệt hơn bình thường và khó đi vào giấc ngủ hơn, mẹ nên thử nghiệm với nhiều tư thế ngủ khác nhau xem có cải thiện hay không, nếu không, mẹ hãy đi khám bác sĩ nhé!
  • Đau lưng. Đau lưng là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kì. Thường thì triệu chứng đau lưng sẽ nặng hơn trong quý thứ ba.
Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Đau lưng là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kì
  • Chuột rút. Cơ thể mẹ đang phải chịu rất nhiều sức ép, từ thai nhi đang lớn dần, tất cả các cơ bắp, hệ xương, hóc môn và mạch máu đang phải làm việc cho hai người cùng một lúc. Mẹ hãy cố uống đủ nước và nghỉ ngơi. Nếu những cơn chuột rút không thuyên giảm, mẹ nên liên lạc với bác sĩ.
  • Thay đổi tâm trạng. Chuyện mẹ bầu tâm tính thay đổi không có gì lạ, cùng một lúc mẹ phải lo lắng cho rất nhiều điều, và mẹ đang rất mệt mỏi với khối lượng tăng thêm phải mang. Nếu tâm trạng thay đổi làm mẹ khó ngủ và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, hãy báo với bác sĩ. Có rất nhiều bà mẹ mắc phải bệnh trầm cảm suốt và sau thai kì, nên mẹ hãy tâm sự với bác sĩ những điều mẹ cảm thấy, và các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ cách kiểm soát tâm trạng .
  • Chân lớn hơn. Một số phụ nữ phải tăng cả một cỡ giày trong suốt thời gian mang thai. Đây là lúc mẹ nên đầu tư vào một đôi giày chất lượng giúp mẹ thấy thoải mái cho đến cuối thai kì, mẹ không nên mang giày cao gót và nên chăm sóc bàn chân cẩn thận.

4. Những lưu ý khi thai 30 tuần

Không cần thiết phải làm siêu âm trong tuần thai này, nhưng bác sĩ có thể chỉ định để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Đường nét khuôn thai nhi đã rõ ràng hơn, mẹ còn có thể thấy khi bé mở mắt trên hình ảnh siêu âm. Ngoài ra, mẹ sẽ đo tim thai. Có hai đai bụng, một đai mang máy đo tim thai, và đai còn lại sẽ đo các cơ gò tử cung. Đo tim thai nhằm kiểm tra xem thai nhi có nhận được đủ oxy hoặc phát hiện triệu chứng suy thai.

Điều mẹ nên làm:

  • Ăn thức ăn giàu tinh bột như khoai tây và ngũ cốc, ăn nhiều rau và thịt nạc để giảm nguy cơ tiêu chảy. Không ăn thức ăn nhiều đường. Nếu mẹ bị tiêu chảy trong vài ngày, hãy đi khám bác sĩ.
  • Vận động thường xuyên, đi bộ 30 phút nhiều lần trong tuần. Mẹ cũng có thể nhảy múa nhẹ nhàng và đi bơi. Thai phụ có hoạt động thể chất thường xuyên trong thai kì có thời gian chuyển dạ ngắn hơn.
  • Uống đủ vitamin và khoáng chất. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều phù hợp.

Mẹ hãy hỏi bác sĩ cách phân biệt cơn co tử cung thật và cơn gò sinh lí Braxton Hicks. Mẹ có thể có những cơn gò gây đau và thường xuyên hơn, nhiều khi đó là cơn co tử cung thật. Nếu mẹ không chắc mẹ đã chuyển dạ hay chưa, hoặc mẹ thấy chảy máu âm hoặc chảy dịch âm đạo, hãy gọi bác sĩ ngay!

Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai - chuyển dạ - sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org, Webmd.com, Babycenter.com, Whattoexpect.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

186K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan