Phẫu thuật lấy thai ở sản phụ tiền sản giật

Tiền sản giật được xem là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nếu nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở người mẹ. Vì vậy, mổ lấy thai được xem như là một lựa chọn điều trị cần thiết trong một số trường hợp tiền sản giật trong thai kỳ nguy cơ cao để bảo vệ tính mạng của người mẹ.

1. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những bệnh lý sản khoa hay gặp ở phụ nữ có thai với tỷ lệ mắc bệnh trung bình là 2% - 8%. Nguyên nhân của tiền sản giật cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, tuy nhiên tiền sản giật xảy ra có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Mang thai lần đầu
  • Người mẹ mang thai lớn tuổi trên 35 hoặc nhỏ tuổi dưới 20 tuổi
  • Người mẹ có tiền sử tăng huyết áp mạn tính
  • Người mẹ mang thai mắc phải một số bệnh lý liên quan đến thận hoặc bệnh về mô liên kết
  • Người mẹ mang thai nhiều lần
  • Trong gia đình có người bị tiền sản giật, sản giật
  • Người có cơ địa béo phì
Đái tháo đường thai kỳ
Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị tiền sản giật

  • Người sử dụng thuốc lá
  • Người mắc một số bệnh lý liên quan đến mạch máu
  • Người bị bệnh đái tháo đường.

Trên lâm sàng thì tiền sản giật gồm nhiều thể bệnh với những triệu chứng chẩn đoán rất khác nhau, bao gồm:

  • Tiền sản giật thể nhẹ:

Huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương vượt quá 90mmHg cùng với dấu hiệu protein niệu lớn hơn 300mg/24h hoặc chỉ số protein niệu này cao hơn so với protein niệu trước đó. Tiền sản giật thể nhẹ có thể xảy ra bất cứ khi nào trong thai kỳ, hoặc có khi ngoài thai kỳ với tỷ lệ như sau: trước sinh là 25%, trong lúc sinh là 50% và sau khi sinh là 25%. Một số biểu hiện khác của tiền sản giật thể nhẹ đó là tăng phản xạ gân xương, đau nhức đầu, chóng mặt, giảm thị lực, hoa mắt, thiểu niệu, đau bụng vùng thượng vị... Những dấu hiệu cận lâm sàng cũng góp phần cho chẩn đoán tiền sản giật thể nhẹ đó là SGOT, SGPT, Acid uric và Bilirubin tăng cao, ngược lại số lượng tiểu cầu cũng như Albumin huyết thanh toàn phần thì lại có dấu hiệu giảm đi so với giá trị ban đầu.

  • Tiền sản giật thể nặng:

Huyết áp tâm thu lớn hơn 160mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 110mmHg được đo ít nhất là 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ. Ngoài ra, một số cơ quan cũng sẽ bị tổn thương khi bệnh nhân bị tiền sản giật nặng đó là:

Viêm gan A có lây từ mẹ sang con không?
Tiền sản giật nặng sẽ làm tổn thương gan và một số cơ quan khác

  • Tổn thương thận: điển hình là suy thận cấp nếu protein niệu lớn hơn 3g/24h hoặc thiểu niệu một cách đột ngột kèm theo chỉ số creatinin máu tăng cao một cách nhanh chóng.
  • Tổn thương gan: suy giảm chức năng gan, tụ máu dưới bao gan...
  • Phù phổi huyết động
  • Tổn thương hệ tim mạch: xuất hiện những cơn tăng huyết áp cấp tính, suy tim, ngưng tim...
  • Tổn thương hệ thần kinh: bệnh nhân sẽ đau đầu, nhìn mờ, co giật, xuất huyết não...
  • Tổn thương mạch máu: số lượng tiểu cầu giảm dưới 100000/mm3 và xuất hiện những mảng đông máu nội quản trong lòng mạch.
  • Hội chứng HELLP
  • Suy thai: đa ối hoặc thiểu ối xuất hiện, tim thai không đo được, nhau bong non, thai lưu, thai chậm phát triển trong buồng tử cung.

2. Mổ lấy thai

Đối với những bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật và một số bệnh lý sản khoa khác thì mổ lấy thai là một phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định, với mục đích đưa thai và những phần phụ của thai từ buồng tử cung ra môi trường bên ngoài thông qua việc mở bụng và mở tử cung.

Mổ lấy thai ở sản phụ giảm tiểu cầu
Phẫu thuật mổ lấy thai được chỉ định với những bệnh lý nguy hiểm như tiền sản giật

Phương pháp mổ lấy thai được thực hiện theo những bước như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ và chuẩn bị bệnh nhân, giải thích cho bệnh nhân và người nhà về phương pháp mổ lấy thai.
  • Thông tiểu cho bệnh nhân
  • Sát khuẩn vùng thành bụng và thực hiện trải khăn vô khuẩn sau khi tiêm thuốc giảm đau cho bệnh nhân.
  • Mở bụng ở đường giữa rốn hay đường ngang phía trên phần mu, sau đó bộc lộ vùng cần phẫu thuật và tiến hành chèn gạc và đạt van vệ.
  • Mở phúc mạc đoạn phía dưới tử cung của người mẹ.
  • Rạch ngang phần cơ tử cung phần dưới cho đến màng ối
  • Mở đoạn dưới tử cung tại phần giữa sao cho không chạm vào phần bào thai phía dưới, mở rộng đường rạch về 2 bên để phẫu thuật được thực hiện một cách dễ dàng.
  • Cần lưu ý là đường mở tử cung phải song song với đường mở của phúc mạc bụng đoạn phía dưới và đường rạch ngang đoạn dưới có độ dài trong khoảng 8cm – 10cm.
  • Tiến hành lấy thai: Lấy đầu thai trước trong trường hợp ngôi đầu, hoặc lấy chân thai, mông thai trong trường hợp các ngôi thai khác ngôi đầu. Sau đó dùng một miếng gạc lau miệng của đứa bé. Tiếp đên, dùng kẹp để kẹp và cắt dây rốn và tiêm 10 đơn vị Oxytocin theo đường tĩnh mạch chậm thông qua dây truyền.
Màng phúc mạc được khâu kín lại
Đề hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai cần khâu phúc mạc

  • Lấy nhau thau bằng cách kéo phần dây rốn và ấn vào phần bụng tương ứng với đáy của tử cung.
  • Tiến hành làm sạch buồng tử cung.
  • Kiểm tra tử cung, có thể nong cổ tử cung rộng ra để việc kiểm tra được dễ dàng hơn, nếu những mạch máu lớn còn chảy thì tiến hành kẹp mạch máu cho sản phụ.
  • Khâu vết rạch tử cung bằng chỉ tiêu, khâu mũi rời hoặc khâu vắt khóa hoặc không khóa sao cho lấy được hết phần cơ tử cung, có thể khâu một lớp hoặc hai lớp nếu cần thiết.
  • Khâu phúc mạc để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai.
  • Lau sạch phần ổ bụng đã phẫu thuật, kiểm tra tử cung xem có còn sót lại phần phụ của thai và những dụng cụ phẫu thuật hay không, kiểm tra những cơ quan xung quanh.
  • Đặt dẫn lưu ổ bụng trong một số trường hợp
  • Đóng thành bụng theo các lớp giải phẫu.
  • Có thể tiến hành đặt dẫn lưu vết mổ
  • Lấy máu để làm xét nghiệm theo dõi và lau âm đạo cho sản phụ.

3. Kết luận

Mổ lấy thai được xem là một chỉ định cần thiết nếu trong quá trình mang thai, người sản phụ mắc phải một số bệnh lý như tiền sản giật, sản giật và một số vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật xâm lấn và có nguy cơ để lại một số biến chứng nên cần thực hiện bởi những bác sĩ và đội ngũ y tế có chuyên môn cao trong lĩnh vực này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan