Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi khi uống sữa ở mẹ bầu là uống không đúng cách. Chướng bụng đầy hơi trong thai kỳ có thể làm cho cơ thể mẹ bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua,... khiến thai nhi hấp thụ ít dinh dưỡng.

1. Vì sao mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi?

Uống sữa bị đầy hơi ở bà bầu là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do:

  • Uống quá nhiều sữa khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải nên dễ bị đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, uống quá nhiều sữa cũng không tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Khi mang thai, hầu hết các mẹ đều có chung tâm lý căng thẳng, lo lắng. Căng thẳng khiến cho acid không được tiết ra đủ để tiêu hóa hết thức ăn, trong đó có sữa. Sữa và thức ăn ứ đọng trong dạ dày làm mẹ bầu buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...
  • Nếu mẹ bầu, ăn uống không khoa học hay sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ cũng khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó chịu khi uống sữa.
  • Uống sữa không đúng thời điểm trước như khi đi ngủ, sau khi mới ăn no,... Mẹ bầu nên uống sữa sau khi ăn và trước khi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ.

2. Ảnh hưởng của chứng đầy bụng đối với thai kỳ?

Ảnh hưởng đối với mẹ bầu:

  • Nhu động ruột kém và suy giảm bài tiết. Các chức năng tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng, triệu chứng đầy hơi và táo bón xảy ra.
  • Đầy hơi, khó tiêu sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu.
  • Đầy hơi ở bà bầu có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ dưỡng chất kém.

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

  • Thai phụ bị chướng bụng khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như suy dinh dưỡng bào thai,...
  • Tình trạng đầy hơi chướng bụng đi kèm với táo bón ở những tháng đầu thai kỳ khiến mẹ bầu hay rặn mạnh khi đại tiện. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi trong thời gian đầu khi mang thai, bởi thai nhi chưa thể bám chắc chắn vào thành tử cung.
Bà bầu bị ho kèm đau thắt ngực, bụng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đầy hơi, khó tiêu sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu

3. Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao?

Vậy khi mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao để khắc phục hoặc giảm thiểu tình trạng này giúp cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt nhất? Theo đó, có một số biện pháp giúp khắc phục chướng bụng, đầy hơi ở mẹ bầu. Cụ thể:

  • Điều chỉnh lại cách uống sữa: Thói quen uống sữa không đúng cách là nguyên nhân chính gây chướng bụng đầy hơi khi uống sữa ở mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu uống một lượng sữa vừa phải, uống sữa trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ đúng giờ, làm việc vừa sức, ăn uống đúng bữa và tập các bài tập an thai. Sau khi ăn no hoặc uống sữa không nên đi nằm ngay để tránh bị đầy hơi khó tiêu.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi ăn xong mẹ bầu hãy đứng hoặc đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn có thể tiêu hóa một cách tốt hơn. Mỗi ngày mẹ bầu cũng nên đi dạo khoảng 45-60 phút để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bà bầu đi bộ
Mỗi ngày mẹ bầu cũng nên đi dạo khoảng 45-60 phút để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh
  • Không nên căng thẳng: Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi vì vậy, nên giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần tốt.
  • Uống một số nước để giảm thiểu tình trạng đầy bụng như: Uống trà gừng nóng, ăn đu đủ chín, ăn món ăn có chứa cà rốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan