Estrogen và đau khớp trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh

Đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh. Nếu cảm thấy hơi cứng và đau khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám nhằm kiểm soát triệu chứng.

1. Estrogen là gì?

Estrogen là hormone quan trọng đối với sự phát triển sinh sản và tình dục, chủ yếu ở phụ nữ. Chúng còn được gọi là hormone sinh dục nữ. Thuật ngữ "estrogen" dùng để chỉ tất cả các hormon tương tự về mặt hóa học trong nhóm này, đó là estrone, estradiol (chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) và estriol.

2. Chức năng của Estrogen

Ở phụ nữ, estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng. Buồng trứng là những tuyến có kích thước như quả nho nằm bên trong tử cung và là một phần của hệ thống nội tiết. Vì vậy, estrogen có các chức năng như sau:

  • Estrogen được sản xuất bởi các tế bào mỡ và tuyến thượng thận, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, kiểm soát sự phát triển niêm mạc tử cung trong phần đầu của chu kỳ. Nếu trứng được thụ tinh, estrogen sẽ hoạt động với progesterone để ngăn chặn quá trình rụng trứng trong thời kỳ mang thai.
  • Khi mang thai, nhau thai sản xuất estrogen, cụ thể là hormone estriol. Estrogen kiểm soát quá trình tiết sữa và những thay đổi khác ở vú, kể cả ở tuổi vị thành niên và khi mang thai.
  • Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương, kết hợp với vitamin D, canxi và các hormone khác để phá vỡ và xây dựng lại xương một cách hiệu quả theo quy trình tự nhiên của cơ thể. Khi mức độ estrogen bắt đầu suy giảm ở tuổi trung niên, quá trình xây dựng lại xương chậm lại. Với phụ nữ sau mãn kinh sẽ bị phân hủy nhiều xương hơn lượng xương sản sinh ra. Đây là lý do tại sao phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ đau khớploãng xương cao hơn 4 lần so với nam giới.
  • Estrogen thậm chí còn ảnh hưởng đến da, tóc, màng nhầy và các cơ vùng chậu. Ví dụ, estrogen có thể làm cho da sẫm màu hơn. Một số nhà nghiên cứu hy vọng sử dụng thông tin này để tạo ra các loại kem dưỡng da giả an toàn bằng cách kích hoạt phản ứng làm sạm da của estrogen, mà không gây ra những thay đổi khác trong cơ thể do nội tiết tố.
chu kỳ kinh nguyệt
Estrogen có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt

3. Thời kỳ mãn kinh có thể gây đau khớp không?

Đau khớp là một trong những triệu chứng mãn kinh phổ biến, làm giảm khả năng vận động và tính linh hoạt. Nguyên nhân gây ra đau khớp ở thời kỳ mãn kinh và cách điều trị cũng như ngăn ngừa đều liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, liệu pháp tự nhiên và thực phẩm chức năng.

Mặc dù đau nhức và cứng khớp là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta già đi, nhưng khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, điển hình là độ tuổi từ 45 - 55 thường ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ngoài những cơn bốc hỏa vào ban đêm, đổ mồ hôi, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và tâm trạng.

Các khớp liên quan đến chuyển động có tác động mạnh như hông và đầu gối thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khuỷu tay, cổ, vai, bàn tay và các ngón tay cũng có thể bị ảnh hưởng do đau khớp.

Một số nguyên nhân gây đau khớp trong thời kỳ mãn kinh bao gồm:

4. Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến đau khớp như thế nào?

Nồng độ estrogen giảm được cho là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp trong thời kỳ mãn kinh. Khi bạn đến tuổi mãn kinh, mức độ estrogen trong cơ thể bạn bắt đầu giảm xuống. Estrogen chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể, do đó nếu mức độ hormone này thấp, cơ thể sẽ trở nên kém giữ nước, ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa và bôi trơn của các mô khớp, bao gồm sụn, dây chằng và gân.

Có đến 80% sụn là nước, chúng hoạt động như một tấm đệm giữa các xương, hấp thụ sốc và giảm ma sát. Nước cũng là một phần tự nhiên của chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp vận động mà không tạo ra ma sát.

Nước cũng cần thiết để giúp hỗ trợ sự linh hoạt và đàn hồi của dây chằng, gân. Dây chằng kết nối xương này với xương khác và cần thiết cho sự ổn định của khớp, trong khi gân kết nối cơ của bạn với xương. Khi dây chằng và gân mất tính đàn hồi, phạm vi và sự dễ dàng di chuyển của bạn có thể bị giảm.

Do đó, nếu không có đủ nước, tính linh hoạt và khả năng bôi trơn của các mô khớp đều có thể bị ảnh hưởng. Khi tính chất bảo vệ và nâng đỡ này bị suy giảm, nó có thể gây ra đau nhức và cứng khớp.

Tóm lại, khi đến tuổi mãn kinh, mức độ estrogen trong cơ thể bạn bắt đầu giảm xuống. Estrogen chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể, do đó nếu mức độ hormone này thấp, cơ thể sẽ trở nên kém giữ nước, ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa và bôi trơn của các mô khớp, bao gồm sụn, dây chằng và gân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Healthline.com, Pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan