Đau lưng sau sinh mổ khi nào cần đi khám?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đau lưng là dấu hiệu mà một số bà mẹ gặp phải sau khi sinh mổ, với cơn đau bắt đầu trong vài giờ sau khi sinh và tiếp tục trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi sinh. Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây đau lưng sau sinh mổ và khi nào các bà mẹ cần đi khám.

1. Nguyên nhân đau lưng sau đẻ

1.1 Giãn dây chằng sinh lý do thay đổi nội tiết.

Mang thai không chỉ làm tăng kích thước dạ dày mà còn dẫn đến những thay đổi khó nhìn thấy bằng mắt thường, một số trong đó có thể góp phần gây đau lưng sau khi sinh.

Khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau lưng sẽ rõ ràng hơn bao giờ hết, bởi cơ thể giải phóng hormone relaxin khi mang thai để chuẩn bị sinh con. Hormone này làm lỏng dây chằng và khớp để tử cung dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Cơ thể giải phóng hormone này bất kể bạn sinh thường hay sinh mổ.

Vì dễ căng lưng hơn khi các khớp và dây chằng bị lỏng, nên chỉ cần hoạt động nhỏ nhất có thể gây đau lưng dưới hoặc giữa lưng. Tuy nhiên, các bà mẹ không phải lo lắng nhiều về nguyên nhân này, do các khớp, cơ và dây chằng sẽ dần dần chắc khỏe trở lại trong những thời gian hồi phục sau khi sinh.

1.2 Tăng cân

Thai nhi phát triển làm tăng thêm trọng lượng cơ thể, khiến phần xương cột sống phải chịu đựng sức nặng, sức ép của cơ thể là một yếu tố góp phần vào đau lưng, tuy nhiên tăng cân cũng là điều bình thường trong khi mang thai. Nhưng trọng lượng tăng thêm và khả năng cân bằng của cơ thể thay đổi do mang quá nặng ở phía trước bụng có thể gây căng lưng và cột sống, điều này có thể dẫn đến triệu chứng đau lưng.

Trẻ không tăng cân
Trọng lượng cơ thể tăng cân khi mang thai góp phần đau lưng

1.3 Nâng và bế trẻ

Em bé của bạn có thể chỉ có sáu hoặc bảy pound, mặc dù số cân này của trẻ không nhiều, nhưng phải bồng bế trẻ hằng ngày và bà mẹ phải liên tục cúi xuống để nâng em bé của bạn từ cũi, giường hay xe đẩy. Những hoạt động này có thể ảnh hưởng đến tư thế của bà mẹ và gây đau cổ và/hoặc đau lưng.

Bà mẹ cần nhận thức rõ hơn về tư thế, nếu bế trẻ đúng tư thế thì sẽ giúp bà mẹ giảm đau lưng hơn. Thay vì cúi xuống, hãy giữ thẳng lưng và thẳng lừng nhất có thể khi bồng bế trẻ và có thể sử dụng chân để hỗ trợ.

Xem xét cách bạn đặt ghế ngồi ô tô và liệu khi bạn ngồi trong xe có dễ dàng và thuận tiện khi bạn phải quan sát trẻ và quay xuống để chăm sóc trẻ hoặc bế trẻ vào và ra khỏi xe.

1.4 Tư thế cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tuyệt vời để tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé, và trong mỗi lần cho trẻ bú, bạn có thể ngắm nhìn vào đôi mắt đáng yêu của trẻ. Tuy nhiên, nếu duy trì vị trí này quá lâu có thể làm căng cổ của bạn, gây đau cổ và lan ra sau lưng. Tư thế xấu khi cho con bú cũng có thể gây đau lưng, đặc biệt nếu bạn nhún vai về phía bé.

Để giảm đau, giữ cho vai của bạn thư giãn và đặt một chiếc gối bên dưới khuỷu tay của bạn để hỗ trợ cánh tay. Trong quá trình cho con bú, thi thoảng bạn cần nhìn thẳng để tránh làm căng cổ.

1.5 Thiếu canxi

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: acid foilc, vitamin A,D,B1 ... Tuy nhiên nếu chế độ ăn uống của người mẹ giai đoạn này không đủ đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương. Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi, mẹ lại còn phải cho bé bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa tạo cơ hội cho những cơn đau lưng khởi phát.

1.6 Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Sau khi sinh có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng đó là nằm im bất động cả ngày để kiêng cử hoặc do sợ đau. Nhóm thứ 2 là làm việc sớm, làm việc quá sức, đi lại nhiều khi sức khỏe chưa hồi phục. Ngoài ra thói quen nằm đệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót, stress .. cũng dễ gây đau lưng sau sinh.

1.7 Đau lưng sau gây tê?

Tình trạng đau lưng sau gây tê tủy sống khi mổ lấy thai là có tuy nhiên không đáng kể, thậm chí có sản phụ không có cảm giác gì nhiều. Kích thước cây kim gây tê tủy sống rất nhỏ ( giống sợi tóc), khi đâm nhanh qua da hầu như không tổn thương mô. Sau phẫu thuật, khi hết tác dụng của thuốc tê trong tủy sống, vết kim đâm khi gây tê hầu như không gây đau, nếu có chỉ cảm giác tức nhẹ (tùy theo cảm nhận) và sẽ nhanh chóng lành theo cơ chế hồi phục của cơ thể.

Hiếm hơn. loại gây tê được sử dụng để trong quá trình sinh mổ cũng có thể gây đau trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Thuốc tê thường được tiêm vào vị trí ngoài màng cứng hoặc cột sống để làm tê khu vực chuẩn bị cho phẫu thuật.

Một số trường hợp gây tê tủy sống có thể gây co thắt cơ gần tủy sống sau khi sinh mổ. Những cơn co thắt này có thể tiếp tục diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh.

Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên
Một số sản phụ xuất hiện tình trạng đau lưng sau gây tê

2. Cách phòng tránh và giảm đau lưng sau sinh mổ

Đau lưng sau khi sinh mổ thường là tạm thời, với cường độ đau giảm dần qua các ngày, tuần và tháng sau khi sinh. Trong thời gian này, các bà mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để giúp lưng bạn cảm thấy tốt hơn.

  • Bắt đầu tập thể dục ngay sau khi sinh để phục hồi cơ bụng và cơ lưng. Mười phút các bài tập kéo dãn trên sàn mỗi ngày sẽ khôi phục lại được sự linh hoạt của hông và lưng. Bạn có thể thực hiện bài tập này khi em bé đang ngủ trưa.
  • Cố gắng lấy lại cân nặng bình thường trong vòng sáu tuần sau khi sinh.
  • Không vươn tay ra xa đón bé. Đưa trẻ đến gần ngực của bạn trước khi nâng. Tránh gập người.
  • Để bế trẻ lên khỏi sàn nhà, mẹ nên gập đầu gối (không gập hay cúi lưng), ngồi xuống, thắt chặt cơ bụng và nâng bằng cơ chân.
  • Tháo khay ghế ra khi bạn đang cố gắng đặt em bé vào hoặc đưa em bé ra khỏi ghế cao.
  • Khi bế trẻ ra khỏi cũi, đẩy trẻ gần về phía bạn và cạnh thành cũi và từ từ bế trẻ lên.
  • Sử dụng ngực để hỗ trợ bế bé khi bạn đi bộ.
  • Đừng mang trẻ trên hông vì động tác này làm tăng áp lực lên cơ lưng.
  • Để tránh đau lưng trên khi cho con bú, hãy đặt trẻ đến sát vú thay vì cúi xuống cho bé bú. Trong khi cho trẻ bú, bạn nên ngồi trên ghế thẳng đứng thay vì ngồi trên ghế mềm.
  • Tắm nước nóng có thể làm giảm căng cơ và co thắt cơ ở lưng. Thêm vào đó, nhiệt ẩm giúp tăng lưu thông máu, giảm viêm và đau lưng. Tuy nhiên, sinh mổ cũng là phẫu thuật nên bạn chỉ tắm nước nóng khi được bác sĩ cho phép. Nếu bạn không có thời gian để tắm, bạn hãy đứng dưới vòi hoa sen và để nước nóng chảy xuống lưng hoặc sử dụng túi chườm ấm.
  • Cho phép bản thân nghỉ ngơi. Di chuyển quá nhiều có thể làm đau lưng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn cần hạn chế đi lại nhiều, đặc biệt là nếu đang đau nhức. Hoạt động quá mức có thể kéo dài cơn đau. Ngoài ra, hãy ngủ trưa bất cứ khi nào có thể do giấc ngủ là cách cơ thể bạn tự sửa chữa những tổn thương.
  • Massage lưng cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Xoa bóp có thể làm giảm căng cơ và cải thiện lưu thông máu.
  • Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc an toàn để giảm đau, đặc biệt nếu bạn cho con bú. Thông thường, bạn có thể dùng acetaminophenibuprofen trong khi cho con bú. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn không vượt quá liều tối đa hàng ngày theo hướng dẫn được ghi rõ trên nhãn hướng dẫn sử dụng.
Ngưng uống thuốc trị viêm tai giữa cấp 2 tuần thì bây giờ uống còn hiệu quả?
Phụ nữ có thể giảm đau lưng sau sinh mổ bằng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù đau lưng sau khi sinh mổ diễn ra khá phổ biến, nhưng các bà mẹ không nên bỏ qua cơn đau dữ dội. Điều này bao gồm cơn đau khiến bạn không ngủ được vào ban đêm hoặc gây khó khăn cho việc di chuyển hoặc bế ẵm bé.

Bác sĩ có thể cần kê toa một loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bạn có thể cần vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho cơ bụng hoặc cơ lưng và giảm đau.

Ngoài dấu hiệu đau quá mức kể trên, bà mẹ cũng cần đi khám nếu có dấu hiệu bị sốt hoặc tê kèm theo đau lưng. Đây có thể là một dấu hiệu của các biến chứng thần kinh do thuốc gây tê.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan