Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Đặt vòng tránh thai được nhiều phụ nữ biết đến và chọn lựa để ngừa thai. Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới có thể gây nguy hiểm nếu kèm theo sốt và những bất thường khác ở vùng kín. Vậy đặt vòng tránh thai như thế nào, chú ý những gì để đảm bảo sức khỏe?

1. Tổng quan về phương pháp đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là đặt một dụng cụ nhỏ vào tử cung của phụ nữ để ngăn chặn sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng, không để tinh trùng làm tổ và phát triển trong tử cung.

Đặt vòng tránh thai đã được sử dụng từ rất lâu. Đây là biện pháp tránh thai an toàn, phổ biến, hiệu quả cao và thời gian tránh thai dài, lên đến 5 - 10 năm tùy vào từng loại vòng. Ngoài ra, đặt vòng tránh thai cũng có ưu điểm là chi phí thấp, không ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục của vợ chồng và khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, biện pháp này cần được thực hiện đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa phụ sản để tránh gây những biến chứng nguy hiểm như đau bụng dưới.

Thủng tử cung sau đặt vòng
Đặt vòng là phương pháp ngừa thai an toàn, phổ biến và đem lại hiệu quả cao

2. Đặt vòng tránh thai gây đau bụng dưới, tại sao?

Trong nhiều dấu hiệu sau khi đặt vòng tránh thai, đau bụng dưới thường xuất hiện, nguyên nhân có thể là do:

  • Đặt vòng bị lệch: Đặt vòng không đúng kỹ thuật hoặc sau khi đặt vòng, chị em phụ nữ làm việc nặng, sinh hoạt không hợp lý, quan hệ tình dục sớm, ... có thể khiến vòng bị lệch và gây ra các cơn đau bụng dưới âm ỉ.
  • Đặt vòng không hợp: Có nhiều loại vòng và tùy vào mỗi cơ địa sẽ thích nghi với vòng tránh thai hoặc không. Nếu đặt vòng tránh thai không hợp, cơ thể sẽ phản ứng với biểu hiện là cơn đau bụng dưới trong khoảng vài ngày.

Mặc dù, đau bụng dưới rất thường gặp ở chị em phụ nữ sau khi đặt vòng, tuy nhiên, đây hoàn toàn là triệu chứng bình thường và không kéo dài lâu. Khi quen với vòng tránh thai, cơn đau sẽ dần chấm dứt. Trường hợp đặt vòng gây đau âm ỉ và khó chịu, chị em phụ nữ có thể liên hệ bác sĩ sản phụ khoa để tư vấn dùng thuốc giảm đau nếu cần.

3. Đặt vòng tránh thai bị đau bụng dưới nguy hiểm không?

Trường hợp đặt vòng tránh thai gây đau bụng dưới trong thời gian dài (từ 7 - 10 ngày) mà không khỏi, hoặc có thể đau nặng hơn kèm theo các bất thường ở vùng âm đạo như chảy máu, chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế hoặc liên hệ bác sĩ sản phụ khoa sớm để kiểm tra tình trạng đặt vòng.

Phải làm sao khi bị đau bụng dưới trên xương mu?
Cần đi khám phụ khoa nếu bị đau bụng dưới do đặt vòng tránh thai quá một tuần

Nếu không thăm khám sớm và kịp thời, đau bụng dưới do đặt vòng tránh thai có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục.
  • Cổ tử cung bị thủng.
  • Lệch vòng tránh thai hoặc vòng có thể di chuyển sang ổ bụng.
  • Sốt cao (>38 độ C) kèm đau bụng dữ dội.
  • Ra nhiều khí hư, khí hư có mùi và màu sắc bất thường.

Các biến chứng do đặt vòng tránh thai gây ra cần được xử lý sớm bằng cách tháo vòng hoặc chuyển sang biện pháp tránh thai khác, thậm chí có thể cần được cấp cứu nếu gặp phải biến chứng thủng cổ tử cung, hoặc nếu để lâu, biến chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

4. Lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Ngoài đau bụng dưới, đặt vòng tránh thai còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác. Vì vậy, lựa chọn biện pháp ngừa thai là đặt vòng cần được xem xét kỹ lưỡng. Sau khi đặt vòng cần chú ý sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời lưu ý một số dấu hiệu bất thường để kịp thời thăm khám kiểm tra, cụ thể:

  • Đặt vòng tránh thai cần được thực hiện bởi cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa phụ sản với bác sĩ chuyên môn để đặt vòng đúng kỹ thuật và vị trí.
  • Sau khi đặt vòng cần tránh quan hệ từ 5 - 10 ngày để ổn định vòng tránh thai trong tử cung, hạn chế tình trạng vòng di chuyển và bị lệch gây đau bụng dưới.
  • Sau khi đặt vòng, nên tránh đi lại nhiều, không làm việc quá sức, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để vòng ổn định hoặc nếu bị đau thì sẽ hạn chế mức độ cơn đau.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đặt vòng tránh thai để phòng ngừa viêm phụ khoa.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để kiểm tra tình trạng đặt vòng hoặc bất thường nếu có, kịp thời xử lý và điều trị nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng do đặt vòng gây biến chứng nguy hiểm.
Tác dụng phụ của vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Tuy là một biện pháp tránh thai an toàn nhưng đặt vòng tránh thai không được thực hiện đối với những trường hợp sau:

Đặt vòng tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng dưới. Khi thấy bất thường do đặt vòng gây ra trong thời gian dài, chị em phụ nữ nên thăm khám sản khoa sớm để được kiểm tra và xử lý kịp thời, đúng cách.

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai phổ biến, tuy nhiên cũng như nhiều các biện pháp khác, đặt vòng tránh thai cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Để đảm bảo an toàn bạn nên cân nhắc một cơ sở y tế uy tin để thực hiện hiện pháp đặt vòng tránh thai.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Phụ sản. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan