Đặc điểm cơn co tử cung trong chuyển dạ

Trong suốt thời kỳ mang thai của người phụ nữ, quá trình chuyển dạ bình thường đóng vai trò rất quan trọng để đưa thai cũng như những phần phụ của thai ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Trong đó, hiện tượng đau đẻ có nguyên nhân là do cơn co tử cung, đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ là một phần rất quan trọng mà bất kỳ thai phụ nào cũng cần quan tâm.

1. Quá trình chuyển dạ bình thường

Quá trình chuyển dạ bình thường của cơ thể được định nghĩa là một quá trình sinh lý của cơ thể làm cho thai, phần phụ của thai được đưa ra bên ngoài tử cung thông qua đường sinh dục của người mẹ.

Sinh lý chuyển dạ tức là cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường theo đường âm đạo, không can thiệp những biện pháp nào, khác với những trường hợp chuyển dạ bất thường khác.

Quá trình chuyển dạ bình thường được chẩn đoán dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng từng cơn, mức độ tăng dần, đây là đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ, đau bụng trong cơn co tử cung được dân gian gọi là đau đẻ.
  • Tăng tiết dịch nhầy hồng âm đạo.
  • Cổ tử cung xóa, mở.
  • Có sự thành lập đầu ối.
  • Có sự tiến triển của ngôi thai qua từng cơn co tử cung diễn ra.
Mang thai
Quá trình chuyển dạ bình thường của cơ thể được định nghĩa là một quá trình sinh lý của cơ thể làm cho thai, phần phụ của thai được đưa ra bên ngoài tử cung thông qua đường sinh dục của người mẹ

Trong quá trình chuyển dạ bình thường, những sự thay đổi sinh lý cơ thể diễn ra qua các giai đoạn chuyển dạ sau:

  • Giai đoạn 1: Xóa, mở cổ tử cung. Ở giai đoạn này, bao gồm 2 giai đoạn nhỏ là giai đoạn tiềm thời và giai đoạn hoạt động. Giai đoạn tiềm thời thì cổ tử cung mở từ 0 đến 4cm, kéo dài từ 8 đến 10 giờ. Giai đoạn hoạt động cổ tử cung mở từ 4cm đến 10cm và kéo dài trên 7 tiếng.
  • Giai đoạn 2: giai đoạn sổ thai, diễn ra từ khi cổ tử cung mở hết cho đến khi sổ thai, xảy ra trong vòng 1 giờ.
  • Giai đoạn 3: sổ rau, từ lúc sổ thai đến khi thai sổ ra ngoài. Giai đoạn này diễn ra trong vòng 1 giờ.

2. Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ

Cơn co tử cung được xem là động lực của quá trình chuyển dạ bình thường của cơ thể. Nếu cơn co tử cung có những thay đổi bất thường như rối loạn co bóp thì có thể dẫn đến tình trạng cuộc chuyển dạ bị kéo dài, gây ra những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ đó là cơn co tử cung là sự xuất hiện tự nhiên trong sinh lý chuyển dạ và nó gây đau, hay vẫn thường gọi là “đau đẻ”. Sự đau do cơn co tử cung gây ra ở mỗi người phụ nữ là khác nhau và thường khi áp lực của cơn co tử cung lên đến 25-30 mmHg thì người mang thai sẽ có cảm giác đau. Cơn đau thường xuất hiện muộn, sau khi diễn ra cơn co tử cung và nó sẽ mất đi trước khi cơn co tử cung kết thúc.

Cơn co tử cung xuất phát thường ở sừng phải của tử cung người phụ nữ, lan truyền từ trên xuống dưới với tốc độ 1-2cm/s. Cơn co tử cung bình thường thì sẽ có tính chất chu kỳ và đều đặn, tăng dần, kéo dài hơn, cụ thể là trong thời gian khởi phát chuyển dạ thì tần số chỉ 15-20s, sau đó sẽ là 30-40s ở cuối kỳ xóa, mở cổ tử cung.

Ngoài ra, cơn co tử cung có tính chất 3 giảm như sau: áp lực cơn co tử cung giảm dần theo chiều từ trên xuống, thời gian co bóp của cơ tử cung giảm dần từ trên xuống dưới, sự lan truyền cơn co tử cung cũng tương tự là sẽ giảm dần từ trên xuống. Trong sinh lý chuyển dạ, số lượng cơn co tử cung thường là 70-180 và cũng còn phụ thuộc vào số lần đẻ của người phụ nữ cũng như tính chất cuộc đẻ và dễ hay khó, chất lượng cơ tử cung như thế nào.

Trong giai đoạn sổ thai là giai đoạn thứ 2 của quá trình chuyển dạ bình thường, sự kết hợp của cơn co tử cung và cơn co thành bụng đã giúp đẩy bào thai ra ngoài. Cơ chế của quá trình này như sau: cơ hoành đẩy xuống, cơ thành bụng thì co lại nên thể tích của ổ bụng giảm xuống làm áp lực ổ bụng tăng lên, ép vào đáy của cổ tử cung làm đẩy thai xuống phía dưới. Vào cuối giai đoạn sổ thai, áp lực của cơn co tử cung lớn dần và cơn co thành bụng diễn ra đã làm áp lực buồng ối tăng lên 120-150mmHg.

Đối với tiên lượng cuộc đẻ, cơn co tử cung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho cuộc đẻ diễn ra tốt mà không phải can thiệp bất cứ phương pháp hay dụng cụ trợ giúp nào. Cơn co tử cung nếu diễn ra nhịp nhàng, đều đặn và tương ứng với độ xóa mở của cổ tử cung người phụ nữ thì sẽ giúp cuộc đẻ tiên lượng tốt, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tiềm tàng: 2-3 cơn/10ph
  • Giai đoạn cổ tử cung mở được 5cm đến 6cm: 3-5 cơn/10ph.
  • Giai đoạn cổ tử cung mở được 10cm và người phụ nữ đang thực hiện rặn đẻ: 4-6 cơn/10ph.

Ngược lại, nếu cơn co tử cung diễn ra không đều, không đồng bộ, tần số tăng dần hay giảm dần, quá mạnh hay quá yếu cũng sẽ dẫn đến những vấn đề như thai suy, rau bong non, tử cung bị vỡ, chảy máu sau sinh, nhiễm trùng hậu sản...

Mang thai
Đối với tiên lượng cuộc đẻ, cơn co tử cung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho cuộc đẻ diễn ra tốt mà không phải can thiệp bất cứ phương pháp hay dụng cụ trợ giúp nào

3. Những biện pháp nghiên cứu cơn co tử cung

3.1 Khảo sát bằng tay

Đây là một biện pháp không có độ chính xác cao và không đánh giá được cường độ của cơn co tử cung một cách xác thực. Bác sĩ dùng tay đặt lên bụng của người sản phụ, khảo sát độ kéo dài của một cơn co tử cung và khoảng cách thời gian giữa 2 cơn co tử cung liên tiếp

3.2 Phương pháp ghi ngoài

Đặt trống Murey ở vùng đáy tử cung, sau đó đo áp lực của cơn co tử cung bằng mmHg. Phương pháp ghi ngoài tùy đo được tần số, độ dài của cơn co tử cung nhưng không đo được từng phần của áp lực cơn co tử cung cũng như áp lực đó trong buồng tối.

3.3 Phương pháp ghi trong

Đặt 1 catheter mảnh, mềm vào buồng ối trong bụng của thai phụ để đo được áp lực cơn co tử cung trong buồng tối và trương lực cơ bản của tử cung cũng như tần số, cường độ cơn co tử cung. Ngoài ra, còn có thể đặt vi bóng vào cơ tử cung ở những vị trí khác nhau để đo áp lực cơn co tử cung tại những vùng khác nhau của tử cung, ghi điểm xuất phát của cơn co tử cung, thay đổi áp lực cơn co tử cung và sự lan truyền của cơn co tử cung.

Cơn co tử cung được xem là động lực chính trong sinh lý chuyển dạ, giúp quá trình đưa thai cũng như phần phụ của thai ra ngoài thuận lợi. Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ như tự nhiên, tần số cũng như cường độ tăng dần theo thời gian, có thể giảm hay tăng co bằng thuốc và không thể chấm dứt được là những lưu ý mà sản phụ nên biết trong quá trình rặn đẻ cũng như chuyển dạ của mình.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ không còn cô đơn khi bước vào cuộc chuyển dạ vì có người thân đồng hành giúp quá trình sinh con luôn mang đến sự an tâm và hạnh phúc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan