Chưa có kinh đặt vòng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Thị Phượng - Bác sỹ Siêu âm - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Việc quá bận rộn chăm sóc bé yêu vừa chào đời với nhiều khó khăn và lo âu khiến bạn có thể quên sử dụng thuốc tránh thai, hoặc uống thuốc không đều đặn. Lúc này, sử dụng vòng tránh thai có thể là một lựa chọn hợp lý cho kế hoạch sinh sản.

1. Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) là gì?

Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) là một que hình chữ T nhỏ làm từ nhựa dẻo được đặt trong lòng tử cung. Biện pháp tránh thai này có tác dụng lên đến hơn 99%.

Một khi vòng tránh thai được đặt vào, bạn sẽ không cần làm gì khác để tránh thai trong nhiều năm. Mặc dù vòng tránh thai cần được lấy ra và thay mới trong khoảng từ 3 đến 10 năm tuỳ loại, nhưng nếu bạn muốn có em bé sớm hơn khoảng thời gian này, vòng tránh thai có thể được lấy ra rất dễ dàng và khả năng sinh sản cũng trở lại bình thường.

Thực tế, không có biện pháp tránh thai nào phù hợp cho tất cả mọi người, đó là lý do có rất nhiều sự chọn lựa, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp tránh thai phù hợp nhất với bản thân.

2. Có thể đặt vòng tránh thai sau sinh hay không?

Câu trả lời là có. Thực tế có rất nhiều cặp đôi chọn đặt vòng tránh thai sau khi sinh con.

Vòng tránh thai có 2 loại:

  • Dụng cụ tránh thai hóc-môn chứa hóc-môn progestin, giúp ngăn ngừa sự rụng trứng và làm dày lớp nhầy ở cổ tử cung, khiến tinh trùng và trứng khó hội hợp.
  • Dụng cụ tránh thai chứa đồng thay đổi phương thức hoạt động khiến tinh trùng khó bơi, thành ra không thể tìm kiếm và thụ tinh với trứng.

3. Khi nào nên đặt vòng tránh thai?

Thường thì vòng tránh thai có thể được đặt trong khi sản phụ vẫn còn lưu viện sau sinh, nhưng nếu bạn cảm thấy quá sức và không thoải mái thì có thể đặt dụng cụ trong buổi tái khám sau sinh khoảng 6 tuần, hoặc trễ hơn. Trường hợp bạn vẫn chưa quá kiệt sức trong những tuần mới sau sinh và có thể quan hệ vợ chồng trước khi đặt dụng cụ tránh thai, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác.

4. Đặt dụng cụ tử cung sau sinh có đau không?

Việc đặt dụng cụ tử cung cho những phụ nữ đã sinh nở dễ dàng hơn những ai chưa sinh con. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sử dụng mỏ vịt đặt vào âm đạo, như khi chị em làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Một thiết bị đặc biệt được sử dụng để đưa dụng cụ vào tử cung.

Quá trình thực hiện trong phòng bác sĩ thường rất nhanh, trong vòng 5 phút, tuỳ thuộc vào tình trạng mỗi bệnh nhân. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc đau bụng dưới trong suốt thủ thuật, thuốc giảm đau uống trước và sau khi đặt dụng cụ có thể khiến bạn thấy dễ chịu hơn. Việc thấy đau quặn bụng hoặc đau lưng dưới trong vài ngày sau khi đặt dụng cụ là bình thường, chườm ấm sẽ là một biện pháp giảm đau tốt. Có một dây nhỏ đính vào phần dưới của dụng cụ, có tác dụng kiểm tra vị trí của dụng cụ đã đúng hay chưa. Dây này cần đủ dài để lấy dụng cụ ra dễ dàng hơn, nhưng cũng ngắn vừa đủ để bạn không cảm thấy vướng víu.

dụng cụ tử cung
Việc đặt dụng cụ tử cung cho những phụ nữ đã sinh nở dễ dàng hơn những ai chưa sinh con

5. Đặt dụng cụ tử cung khi cho con bú có an toàn không?

Dụng cụ tử cung là biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng trong thời gian cho con bú mà không sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng giống như một số biện pháp tránh thai khác, đặt vòng tránh thai có thể gặp phải tác dụng phụ như:

  • Bạn có thể cảm thấy co thắt và khó chịu trong quá trình đặt dụng cụ, và có khi kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó;
  • Nếu bạn từng sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai, miếng dán hay vòng tránh thai, bạn sẽ trải qua các tác dụng phụ như thay đổi tâm trạng, đau ngực và đau đầu.
  • Một số phụ nữ phát hiện u nang buồng trứng khi sử dụng dụng cụ tử cung nội tiết, nghe có vẻ đang nghi ngại, nhưng thường các u nang này không nguy hiểm và tự biến mất;
  • Dụng cụ tử cung đồng có thể gây chảy máu nhiều hoặc rong kinh trong vài tháng. Dụng cụ tử cung nội tiết thường khiến kinh nguyệt ít hơn và đỡ đau bụng kinh hơn.
  • Trong một số trường hợp, khi đặt dụng cụ tránh thai sau sinh, tử cung của người bệnh tự đẩy dụng cụ ra ngoài, thường xảy ra sau vài tháng, và hay gặp ở những sản phụ mới sinh con.
  • Trong một số trường hợp rất hiếm, dụng cụ có thể mắc kẹt ở một bên tử cung, thường là vào lúc đặt. Tuy nghe rất đáng sợ, nhưng sự cố này không gây đau hay tổn thương vĩnh viễn nào, có thể phải thực hiện phẫu thuật để lấy dụng cụ ra, nhưng thường rất hiếm.

Bạn cần tái khám với bác sĩ 4-6 tuần sau khi đặt để đảm bảo dụng cụ tử cung vẫn nằm ở vị trí đúng. Kiểm tra vị trí của dụng cụ thường xuyên cũng giúp bạn để ý nếu có dấu hiệu lạ. Một vấn đề cần lưu ý là nếu bạn đang bị viêm nhiễm vùng kín, đặt dụng cụ tử cung có thể đưa viêm nhiễm sâu hơn vào tử cung. Bác sĩ thường sẽ kiểm tra tầm soát bệnh lây qua đường tình dục trước khi tiến hành đặt dụng cụ tử cung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan