Cách trị mụn trứng cá tuổi teen

Hầu như tất cả thanh thiếu niên đều bị mụn trứng cá khi trải qua tuổi dậy thì. Tình trạng này xảy ra khi bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: mặt, cổ, lưng, ngực và vai. Có nhiều phương pháp điều trị làm giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên, cần gặp bác sĩ da liễu để xác định chính xác tình trạng mụn và da để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

1. Mụn trứng cá tuổi dậy thì

Mụn trứng cá tuổi dậy thì có thể xuất hiện theo một số loại sau đây:

  • Mụn đầu trắng: Các chấm trắng là lỗ chân lông bị tác động bởi dầu và da được bao phủ bởi các lớp da.
  • Mụn đầu đen: Những nốt mụn đen bị tác động đến lỗ chân lông, trong đó chất quanh nhân mụn đẩy ra ngoài qua các nang. Màu đen không phải từ bụi bẩn. Nó có thể là từ vi khuẩn, tế bào da chết và các chất phản ứng với oxy.
  • Sẩn, mụn mủ hoặc nốt sần: Các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn cùng với xuất hiện đỏ và sưng do viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh các nang bị tắc, thường gây đau và có cảm giác cứng.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, đầy mủ.

Một số trẻ dậy thì rất dễ bị mụn trứng cá, trong khi những trẻ khác lại không bị. Nguyên nhân chính xác của mụn trứng cá cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng hormone androgen có thể đóng một vai trò trong quá trình hình thành tình trạng mụn trứng cá. Androgens tăng lên ở cả bé trai và bé gái trong giai đoạn dậy thì. Androgens làm cho các tuyến dầu của da trở nên nhiều hơn và đồng thời tạo ra nhiều bã nhờn hơn. Androgens cũng có thể tăng do thay đổi nội tiết tố liên quan đến mang thai hoặc bắt đầu / ngừng thuốc tránh thai.

mụn trứng cá
Hormone androgen làm ảnh hưởng đến sự hình thành mụn trứng cá

Di truyền cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên mụn trứng cá. Nếu cha mẹ bị mụn trứng cá, có thể con của họ cũng được thừa hưởng xu hướng đó.

Một số loại thuốc, chẳng hạn như androgen được dùng làm thuốc, thuốc trị động kinh, lithium và prednison, có thể gây ra mụn trứng cá. Hay, mỹ phẩm có độ đặc nhớt cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo điều kiện cho mụn trứng cá phát triển. Tuy nhiên, các sản phẩm chăm sóc da có chứa gốc nước ít gây ra mụn hơn so với các sản phẩm chứa gốc dầu.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá tồi tệ hơn bao gồm:

  • Ma sát gây ra bởi hoạt động chà xát da; chà mạnh
  • Cậy và nặn mụn
  • Áp lực từ mũ bảo hiểm, ba lô hoặc cổ áo chật
  • Thay đổi nồng độ hormone ở trẻ gái vị thành niên và phụ nữ trưởng thành từ hai đến bảy ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt
  • Stress

2. Cách điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì

Bác sĩ da liễu hay các bác sĩ chuyên về các đề về da thường điều trị mụn trứng cá, đặc biệt trong trường hợp nặng. Còn với trường hợp mụn trứng cá nhẹ, có thể nhờ tư vấn bởi các bác sĩ đa khoa hay bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ nội khoa.

Khám phụ khoa
Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và tư vấn điều trị hiệu quả

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì bao gồm:

  • Các phương pháp điều trị tại chỗ không cần kê toa như thuốc bôi. Có nghĩa là bạn được sử dụng các sản phẩm bôi trên da để điều trị mụn trứng cá. Những sản phẩm này không phải là thuốc. Chúng bao gồm: axit axetic, benzoyl peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh. Những phương pháp điều trị này thường là các sản phẩm ở dạng có sẵn như gel, kem dưỡng da, kem, xà phòng và miếng lót. Khi sử dụng những sản phẩm này thường xuyên có thể giúp điều trị mụn trứng cá ở mức độ vừa phải. Hơn nữa, thời gian để có thể nhận biết được cải thiện của làn da đối với phương pháp này thường dài, khoảng từ 4 đến 8 tuần.
  • Phương pháp điều trị tại chỗ theo toa. Tương tự, như phương pháp điều trị tại chỗ không theo thuốc kê đơn, thì trong trường hợp này những người bị mụn trứng cá sẽ được sử dụng các sản phẩm có thành phần được kê đơn để điều trị mụn trứng cá. Chúng bao gồm: adapalene, kháng sinh, axit azelaic, benzoyl peroxide, dapsone, tazarotene, và tretinoin.
  • Phương pháp điều trị bằng thuốc uống theo toa. Đối với những trường hợp bị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng các bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống (thuốc dạng viên) kết hợp cùng với thuốc bôi. Kháng sinh đường uống được cho là giúp kiểm soát mụn trứng cá bằng cách kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm viêm. Liều dùng của các thuốc này là sử dụng hàng ngày và được kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 tháng và sau đó giảm dần hoặc ngừng khi mụn cải thiện. Thuốc đường uống mạnh nhất, isotretinoin (Earnica, Amnesteem, Claravis, Myorisan và Zenatane), thường được dùng một hoặc hai lần một ngày kéo dài trong khoảng từ 16 đến 20 tuần. Những loại thuốc này được cho là có tác dụng làm giảm kích thước của các tuyến dầu để sản xuất ít dầu hơn và giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc. Điều đó kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Do nguy cơ của thuốc này có thể gây nên dị tật bẩm sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ được dùng isotretinoin khi không mang thai.
  • Trong điều trị tại cơ sở y tế: U nang có thể được điều trị bằng mũi tiêm cortisone ở bắp. Hơn nữa, còn có thể sử dụng một liệu pháp ánh sáng đỏ để giảm viêm và vi khuẩn trên da. Hoặc một thuốc viên có chứa acid salicylic có thể được sử dụng để làm thông thoáng lỗ chân lông.
Điều trị bệnh trái tim tan vỡ bằng nhiều loại thuốc kết hợp với nhau
Tùy tình trạng bệnh để sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị mụn trứng cá

3. Một số phương pháp phòng tránh mụn trứng cá tuổi dậy thì

  • Không nên rửa mặt quá nhiều hoặc sử dụng những miếng chà mạnh lên da. Mụn trứng cá xuất hiện không phải do bụi bẩn. Cho nên, rửa mặt nhẹ nhàng hai lần một ngày là đủ. Làm sạch quá mức có thể khiến da bị kích thích và khô, kích hoạt các tuyến tiết ra nhiều dầu hơn, làm tăng khả năng nổi mụn.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu hoặc không gây mụn trên khuôn mặt (những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông).
  • Không được nặn hoặc cậy mụn. Nổi mụn có thể đẩy vi khuẩn mụn sâu hơn vào da. Nặn mụn có thể dẫn đến viêm nhiều hơn và gây nên tình trạng sẹo vĩnh viễn.

Mụn trứng cá thường sẽ tự hết, nhưng với một số thanh thiếu niên thấy rằng nó cản trở cuộc sống hàng ngày của họ. Hãy gặp bác sĩ da liễu nếu bạn cảm thấy rằng mụn trứng cá của đang làm cho bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng. Mụn trứng cá nặng có thể làm sẹo da. Những người nhận thấy rằng mụn trứng cá để lại sẹo hoặc làm xỉn màu da thì nên nói chuyện với bác sĩ để tìm cách khắc phục hợp lý.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan