Cách chữa nứt đầu ti khi cho con bú

Nứt đầu nhũ hoa là tình trạng thường gặp ở các bà mẹ trong thời gian cho con bú. Đây là nỗi ám ảnh của các chị em bởi gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau đớn. Nếu không biết cách xử lý, tình trạng nứt đầu nhũ hoa có thể gây nhiễm trùng, chảy máu. Cùng theo dõi bài viết để biết cách chữa nứt đầu ti khi cho con bú.

1. Nứt đầu nhũ hoa là gì? Nguyên nhân gây ra nứt đầu nhũ hoa

Nứt đầu nhũ hoa là tình trạng núm vú bị tổn thương, xuất hiện các vết nứt. Nứt đầu ti hay còn gọi là nứt cổ gà búi khi nuôi con bằng sữa mẹ là trường hợp hay gặp ở các bà mẹ bỉm sữa. Có nhiều nguyên nhân gây nứt đầu nhũ hoa, trong đó phổ biến là do:

  • Tư thế cho con bú không đúng: Trẻ không ngậm đầy miệng khiến núm vú bị nghiền giữa lưỡi và vòm, gây tổn thương đầu vú.
  • Sử dụng dụng cụ hút sữa không đúng cách: Trong quá trình vắt sữa bằng máy, nếu các mẹ điều chỉnh máy hút quá mạnh cũng có thể làm tổn thương núm vú.
  • Căng sữa, tắc tia sữa, mắc bệnh ngoài da: Mẹ lợi sữa, khi sữa về trẻ không thể bú hết sữa hoặc không vắt sữa hoặc mẹ bị tắc tia sữa, tắc tuyến sữa hay ống dẫn sữa.
  • Mẹ bị nhiễm trùng vú và núm vú hoặc mắc các bệnh ngoài da ở núm vú như viêm da, vảy nến,...
  • Co thắt mạch máu: Co thắt mạch máu khiến máu lưu thông tại vú giảm và dễ gây ra những vấn đề ở núm vú.
  • Bé bị tưa miệng hay nhiễm nấm men ở miệng: Bé bị tưa miệng do mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ chưa sạch có thể khiến vi khuẩn truyền sang đầu ti của mẹ, gây đau hoặc tổn thương cho đầu vú, để lâu sẽ gây nứt núm vú.
  • Do da khô, bị chàm bội nhiễm: Núm vú cũng có thể bị nứt hoặc chảy máu do da khô hoặc nếu mẹ bị chàm bội nhiễm với các triệu chứng đặc trưng như da xuất hiện vảy, đỏ, có thể ngứa hoặc đau.
  • Bé mắc tật líu lưỡi: Bé bị tật líu lưỡi cũng có thể là nguyên nhân gây nứt đầu ti khi nuôi con bằng sữa mẹ. Khi bé bị tật líu lưỡi, các mô nối lưỡi với miệng bị ngắn hoặc kéo quá xa phía trước lưỡi nên khi bé bú sẽ làm bạn đau núm vú, lâu ngày dẫn đến tình trạng nứt đầu ti.

2. Cách chữa nứt đầu ti khi cho con bú

Khi gặp phải tình trạng nứt đầu ti, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám, và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo một số cách chữa nứt cổ gà búi dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Điều chỉnh lại tư thế cho bé bú: Tư thế bú đúng là mặt của bé hướng về phía bầu vú, đồng thời môi dưới của bé nằm dưới núm vú và cằm của bé chạm vào bầu vú của mẹ. Hoặc mẹ cũng có thể thử các tư thế bú khác nhau để mẹ cảm thấy dễ chịu và bé cảm thấy thoải mái khi bú.
  • Bôi kem dưỡng ẩm làm mềm da hoặc dầu dừa vào núm vú sau khi cho con bú có thể làm mềm da và giảm nứt núm vú.
  • Bôi kem corticosteroid ngay sau khi cho con bú, mỗi lần không quá 2 tuần. Tuy nhiên, việc bôi steroid trong thời gian dài có thể gây mỏng da ở núm vú. Vì thế, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ cũng như nguồn sữa cho bé.
  • Mẹ nên mặc áo ngực quá chật vì như vậy có thể làm tăng ma sát lên núm vú.
  • Tránh sử dụng xà phòng, chất khử mùi mạnh và các chất khác có thể làm khô núm vú.
  • Tạm thời không cho trẻ bú trực tiếp để vết nứt lành lại bằng cách sử dụng máy hút sữa, đồng thời thay đổi cách cho trẻ ngậm vú có thể cải thiện được tình trạng này.
  • Vệ sinh sạch núm vú sau khi cho bé bú: Điều này quan trọng và rất cần thiết để tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh núm vú tránh nhiễm khuẩn.
  • Mẹ nên sử dụng gạc lạnh để giữ cho đầu vú không bị khô. Điều này cũng giúp giảm đau vú, giảm ngứa và giảm viêm nhiễm núm vú.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng cách dân gian ngày trước bằng cách thoa sữa mẹ lên núm vú và để khô. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể , do đó việc thoa sữa lên núm vú có thể mang đến tác dụng kháng khuẩn và xoa dịu vết thương hiệu quả.

Lưu ý, khi điều trị tình trạng nứt đầu ti, các mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định bôi thuốc mỡ hay sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp mẹ bị nứt đầu ti kèm theo chảy máu gây đau đớn liên tục hay có những dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng như sốt, chảy mủ,... thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị cụ thể.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng nứt đầu nhũ hoa cũng như cách chữa nứt đầu ti khi cho con bú. Khi cần tư vấn, hãy gọi tới số tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được hỗ trợ và đặt lịch sớm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan