Các vấn đề về xương khi sinh: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trong quá trình sinh con, người phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có các vấn đề liên quan đến xương khi sinh. Những tổn thương trong giai đoạn này có thể dẫn đến một vết bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương. Mặc dù những tổn thương này có thể chậm lành, nhưng phần lớn có thể được xử trí bằng những phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Làm thế nào khi xương bị tổn thương trong khi sinh?

Áp lực của em bé đi qua đường sinh thường có thể làm bầm tím, trật khớp hoặc thậm chí làm gãy xương cùng cụt của người mẹ. Gãy xương không phổ biến, nhưng một số phụ nữ thực sự nghe thấy tiếng nứt hoặc bật khi xương cùng cụt bị gãy.

Xương cùng cụt (coccyx) được tạo thành từ 3 đến 5 đốt sống cuối cùng của cột sống - đối với hầu hết mọi người, đó là 4. Các đốt sống trên cùng của coccyx có thể liên kết hoặc không liên kết với xương bên dưới nó, nhưng 3 đốt sống dưới thường được hợp nhất với nhau. Một số cơ xương chậu và dây chằng gắn vào coccyx. 5 đốt sống hợp nhất phía trên coccyx được gọi là sacrum. Có một khớp nối giữa coccyx và sacrum thường cho phép di chuyển hạn chế.

Sản phụ có nhiều khả năng bị tổn thương phần xương sống trong khi sinh con, nếu như em bé có cân nặng lớn hoặc ở một vị trí kỳ lạ, hoặc nếu xương chậu rất hẹp hoặc có hình dạng kỳ lạ. Hình dạng và tính di động của coccyx cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ trước đây bị thương ở xương cùng cụt có nguy cơ bị thương cao hơn trong khi sinh con.

Đau đẻ
Gãy xương không phổ biến, nhưng một số phụ nữ thực sự nghe thấy tiếng nứt hoặc bật khi xương cùng cụt bị gãy

2. Chấn thương này được xử lý như thế nào?

Nếu bạn bị thương ở xương sống, bạn có thể bị đau ở khu vực đó cũng như đau có xu hướng nghiêm trọng nhất khi bạn ngồi. Bạn có thể cảm thấy đau khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc nếu bạn căng để có nhu động ruột.

Khi đi khám bác sỹ họ sẽ yêu cầu kiểm tra tổng quan bên trong và bên ngoài. Chụp X- quang rất có giá trị chẩn đoán trong trường hợp này.

Bạn sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và giữ một túi nước đá trên vùng đau nhiều lần trong ngày trong vài ngày đầu để giảm sưng và đau. Bác sĩ của bạn có thể cũng sẽ kê toa một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen để giảm sưng và đau. Nằm nghiêng có lẽ sẽ là tư thế thoải mái nhất.

Nếu cơn đau vượt quá sức chịu đựng sau một tuần hoặc lâu hơn, hãy thông báo với bác sĩ. Họ có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn. (Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho họ biết để họ có thể kê đơn các loại thuốc được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh của bạn.)

Khi bạn phải ngồi dậy, một chiếc gối hoặc đệm hình bánh rán có thể giúp ích, nhưng bạn có thể thấy rằng nó làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Một số phụ nữ sử dụng một chiếc đệm đặc biệt khiến họ hơi nghiêng về phía trước. Đệm có một khu vực được cắt ra từ phía sau để không có áp lực lên coccyx. Hãy chọn loại đệm nào khiến bạn dễ chịu nhất và có khả năng xoa dịu cơn đau.

Trong một số trường hợp, ngồi trên một bề mặt vững chắc và chuyển trọng lượng của bạn từ từ từ bên này sang bên kia có thể thoải mái hơn.

Táo bón (bao gồm táo bón thực thểtáo bón cơ năng) có thể đặc biệt đau đớn nếu bạn có một coccyx bị thương. Hãy phòng tránh nó bằng cách uống nhiều chất lỏng, ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, nếu bạn cần.

Mẹ bầu sau sinh
Sau sinh sản phụ sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

3. Mất bao lâu để chữa lành?

Một xương cùng cụt bầm tím thường tự lành trong một vài tuần. Một gãy xương thường mất đến tám tuần để chữa lành, mặc dù bạn có thể bị đau kéo dài hơn do viêm ở các cơ và viêm dây chằng xung quanh hoặc tình trạng viêm mãn tính ở cơ sàn chậu.

Nếu bạn tiếp tục bị đau, bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia. Điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu hoặc tiêm steroid và thuốc gây mê. Trong những trường hợp hiếm gặp của đau mãn tính nghiêm trọng không đáp ứng với điều trị bảo tồn hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải lúc nào cũng tốt và có nguy cơ biến chứng.

4. Những điều cần biết để mang thai lần tiếp theo

Nếu bạn có thai lần nữa, hãy cho bác sĩ của bạn biết rằng bạn bị gãy hoặc bầm tím xương sống trong lần sinh nở trước đó. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích về những ưu và nhược điểm của việc cố gắng sinh thường hoặc lựa chọn một phương pháp sinh khác trong khoảng thời gian này.

Nếu trước đây bạn bị gãy xương cùng cụt khi sinh em bé có số cân nặng cao và con này có vẻ nhỏ hơn rất nhiều, bạn có thể quyết định sinh thường. Nếu bạn làm như vậy, tham khảo các tư thế sinh thường khác nhau nhưng chắc chắn không có gì đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa.

Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:
- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan