Các biến chứng có thể gặp trong quá trình chuyển dạ

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Hồng Chính - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với các biến chứng, các tai biến sản khoa, các tai biến sản khoa có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của thời kỳ thai nghén: Khi mang thai, trong khi chuyển dạ và sau 06 tuần sau sinh. Trong đó, các biến chứng, tai biến xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao nhất và đặc biệt nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và thai nhi.

Có rất nhiều biến chứng, tai biến có thể xảy trong quá trình chuyển dạ nhưng hay gặp 05 biến chứng, tai biến sau:

Video đề xuất:

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh bà bầu cần đặc biệt ghi nhớ

1. Biến chứng chảy máu

Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc sau sinh. Đây là tai biến sản khoa thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong mẹ hàng đầu. Thai phụ có thể bị chảy máu trong quá trình chuyển dạ do các nguyên nhân sau:

Rau tiền đạo: Là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ, hay gặp nhất trong chuyển dạ.

Rau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc bệnh lý mắc phải cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non.

Tính đến hiện tại, Y học vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ về nguyên nhân sinh ra rau tiền đạo nhưng người ta thấy tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những người có tiền sử sau:

Tụ dịch vết mổ đẻ cũ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát
Phụ nữ có tiền sử mổ lấy thai

  • Dự phòng:

Quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các trường hợp rau tiền đạo để có hướng dự phòng và xử trí thích hợp( nằm theo dõi tại viện khi thai gần đủ tháng, mổ chủ động khi thai đủ tháng).

Cần chuẩn bị kíp phẫu thuật viên và kíp gây mê hồi sức, dự phòng máu và các phương tiện hồi sức.

Rau bong non: Là tình trạng rau bám đúng ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương. Khối máu tụ sau bánh rau lớn dần làm bong bánh rau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự nuôi dưỡng giữa mẹ và thai nhi, gây tử vong vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ do mất máu và rối loạn đông máu.

  • Nguyên nhân: Do chấn thương vào vùng bụng, bệnh lý của người mẹ: tiền sản giật,...
  • Dự phòng:
  • Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao
  • Theo dõi sát cuộc chuyển dạ để phát hiện và xử trí biến chứng kịp thời.
Quản lý tiền sản giật giai đoạn chuyển dạ: Những điều cần biết
Mẹ bầu có biểu hiện của tiền sản giật

Vỡ tử cung: Là do sự vỡ tất cả các lớp của tử cung mà thường không do phẫu thuật, thường kèm theo chảy máu, có thể tống xuất một phần hay tất cả các phần thai vào ổ bụng.

  • Nguyên nhân: Vết mổ cũ ở tử cung, bất cân xứng thai và khung chậu, ngôi thai bất thường, cơn co cường tính, sử dụng thuốc tăng co không đúng chỉ định và liều lượng, can thiệp phẫu thuật, thủ thuật không đúng chỉ định, kỹ thuật...
  • Dự phòng:
  • Quản lý thai nghén tốt, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao gây vỡ tử cung như đẻ nhiều lần, có vết mổ ở tử cung, bất cân xứng thai- khung chậu,...
  • Theo dõi sát cuộc chuyển dạ, phát hiện được dấu hiệu dọa vỡ tử cung để xử trí kịp thời.
  • Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng và theo dõi cẩn thận.
  • Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.

2. Chảy máu sau đẻ

Chảy máu sau đẻ là chảy máu ngay sau khi sổ thai, lượng máu mất trên 500ml hoặc có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của người mẹ.

Nguyên nhân: Do đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, bất thường về bong rau, sổ rau, rối loạn đông máu.

Dự phòng:

  • Quản lý thai nghén tốt, phát hiện các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao chảy máu sau đẻ như đẻ nhiều lần, thai to, nạo hút thai nhiều lần,...
  • Sử dụng thuốc tăng co tử cung đúng chỉ định và liều lượng, theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ
  • Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản khoa đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.
  • Xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ.
  • Khi tai biến xảy ra cần phải sớm tìm ra các nguyên nhân gây chảy máu, xử trí theo nguyên nhân đúng và kịp thời mới tránh được hậu quả của nó và giảm tỷ lệ tử vong do chảy máu.
Rối loạn quá trình đông máu
Sản phụ gặp tình trạng rối loạn đông máu

3. Biến chứng suy thai cấp

Là tình trạng đe dọa tính mạng thai, sức khỏe thai và tương lai phát triển tinh thần, vận động của đứa trẻ sau này, là nguyên nhân của 1/3 số tử vong chu sinh. Suy thai cấp là hậu quả của sự rối loạn trao đổi khí giữa mẹ và con trong chuyển dạ, làm cho thai nhi bị thiếu oxy.

Nguyên nhân: Do cơn co tử cung cường tính, chuyển dạ kéo dài, do thai: thai non tháng, thai già tháng, thai chậm phát triển, bệnh lý của mẹ,...Đặc biệt suy thai cấp do sa dây rau; tỷ lệ tử vong thai nhi rất cao nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.

Dự phòng:

  • Quản lý thai nghén tốt, phát hiện và điều trị các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao có thể gây suy thai trong chuyển dạ: thai già tháng...
  • Theo dõi sát chuyển dạ để phát hiện và dự phòng suy thai để xử trí kịp thời: điều chỉnh cơn co tử cung nếu cơn co cường tính...
  • Các trường hợp ối giảm, chỉ số ối dưới 30 mm thì nên mổ lấy thai, không nên thử thách đẻ đường dưới.
Suy thai trong thai kỳ và suy thai trong lúc chuyển dạ: Dấu hiệu nhận biết
Suy thai đe dọa đến tính mạng thai nhi

4. Thuyên tắc mạch

Là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao cho người mẹ và thai nhi. Thuyên tắc mạch là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ, các mảnh mô hoặc huyết khối lọt vào tuần hoàn của người mẹ gây suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính.

Dự phòng: Thuyên tắc mạch là một tai biến sản khoa không thể đoán trước được, không thể dự phòng được và trong hầu hết các trường hợp là không thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh có khả năng xảy ra ở những người lớn tuổi, đẻ nhiều lần, đẻ đa thai, rau tiền đạo, tiền sản giật..... Trong chuyển dạ vỡ ối đột ngột, can thiệp thủ thuật...cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ.

Do vậy, trong chuyển dạ cần theo dõi sát chuyển dạ, phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng bất thường, hồi sức nhanh, tích cực và điều trị hỗ trợ kịp thời là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống người mẹ và thai nhi.

Để tránh nguy cơ tắc mạch ối cần quản lý thai nghén tốt, nhất là các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao.

Biến chứng của suy hô hấp cấp tính
Sản phụ có biểu hiện suy hô hấp

5. Chấn thương thai nhi trong quá trình chuyển dạ

Trong quá trình chuyển dạ, thai nhi có thể bị các chấn thương: Mắc vai, gãy xương đòn chấn thương chi, liệt đám rối thần kinh cánh tay....

Nguyên nhân:

  • Do thai non tháng, thai to, ngôi thai bất thường, thai bệnh lý...
  • Can thiệp thủ thuật: forceps, giác hút sang sang chấn.....

Dự phòng:

Quản lý thai nghén tốt, phát hiện kịp thời các trường hợp thai nguy cơ: thai non tháng, tiểu đường thai kỳ...

Can thiệp thủ thuật nhẹ nhàng, đúng chỉ định, đủ điều kiện và đúng kỹ thuật.

6. Biến chứng sản giật

Sản giật được chẩn đoán khi có những cơn co giật xảy ra ở phụ nữ mang thai có triệu chứng tiền sản giật và không có nguyên nhân nào khác để giải thích. Là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân: Là biến chứng của tiền sản giật.

Dự phòng:

Theo dõi và quản lý thai nghén, điều trị thích hợp tiền sản giật nhằm làm giảm biến chứng nặng nề cho mẹ và thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Video đề xuất:

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan