Buồn nôn, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Buồn nôn, đắng miệng, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai hay không là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là các triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

1. Đắng miệng, nhạt miệng buồn nôn - dấu hiệu mang thai phổ biến

Buồn nôn, nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Thực tế, nhạt mồm nhạt miệng buồn nôn khi mang thai là dấu hiệu gặp ở hầu hết thai phụ khi chớm bầu. Các triệu chứng này là tình trạng ốm nghén, chủ yếu xảy ra vào buổi sáng hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm.

Về triệu chứng buồn nôn: Thai phụ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói. Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn trong thời kỳ đầu mang thai thường là do các yếu tố chuyển hóa, nội tiết, tiêu hóa, tâm lý,... Đối với hầu hết phụ nữ bị ốm nghén, các triệu chứng buồn nôn thường bắt đầu khoảng 1 tháng sau kỳ kinh nguyệt gần nhất. Tuy nhiên, một số chị em ốm nghén sớm hơn hoặc không bị ốm nghén. Nếu luôn cảm thấy buồn nôn và không thể kìm lại, có thể chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị.

Về triệu chứng nhạt miệng chán ăn khi mang thai: Trong thời kỳ đầu khi mang thai, các giác quan trở nên nhạy cảm hơn và phụ nữ thường bị thay đổi khẩu vị. Một số loại thực phẩm hoặc đồ uống mà trước đây bạn thích có thể khiến bạn khó chịu, chán ăn. Các biểu hiện thường là: Nhạt miệng khi mang bầu, đắng miệng, cảm giác như có kim loại trong miệng; thèm ăn những món mới không phải món bạn thích trước đây; mất hứng thú với một số thực phẩm hoặc đồ uống trước đây bạn thích; khứu giác nhạy cảm với một số mùi nhất định,...

Xem ngay: 11 dấu hiệu mang thai sớm nhất của thai kỳ

2. Các dấu hiệu mang thai khác

Ngoài nhạt miệng buồn nôn, còn có một số dấu hiệu khác cho thấy chị em đã mang thai. Đó là:

  • Mất kinh nguyệt: Đây là biểu hiện có thai đầu tiên. Nếu mất kinh nguyệt khoảng 1 tuần trở lên, có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện gây lầm lẫn nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, đang lo lắng, căng thẳng hoặc dùng thuốc,... gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
  • Mệt mỏi: Đây là biểu hiện có thai khá phổ biến. Chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi mang thai, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng vọt có thể khiến bạn buồn ngủ. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng khiến bạn mệt mỏi, nhạt miệng buồn nôn và dễ xúc động hơn;
  • Đau ngực: Khi mới mang thai, ngực của chị em có thể trở nên lớn hơn, có cảm giác căng tức giống như khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng có thể cảm thấy đau râm ran ở ngực, các tĩnh mạch nổi rõ hơn, núm vú trở nên tối màu hơn, có hiện tượng rò rỉ sữa. Đây là biểu hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Cảm giác khó chịu này sẽ giảm sau vài tuần khi cơ thể thích ứng với sự thay đổi nội tiết tố;
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có thai, chị em có thể cảm thấy thường xuyên mắc tiểu hơn so với bình thường, kể cả vào ban đêm. Điều này là do lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thai kỳ khiến thận lọc, thải nước tiểu nhiều hơn;
  • Táo bón: Sự thay đổi nội tiết tố khi bạn mang thai khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, có thể gây táo bón;
  • Triệu chứng khác: Tăng tiết dịch âm đạo, trướng bụng, đầy hơi,...

Như vậy, đắng miệng, nhạt miệng buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai. Việc nhận biết và xác định có thai càng sớm càng tốt để các thai phụ được chăm sóc trước sinh một cách tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

63.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan