Bà bầu bị sưng lợi phải làm sao cho hết?

Viêm sưng lợi khi đang mang thai là vấn đề mà nhiều chị em mắc phải khi bước vào giai đoạn bầu bí. Theo dõi bài viết dưới đây để biết khi bà bầu bị sưng lợi phải làm sao?

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị sưng lợi khi mang thai

Theo các kết quả thống kê, có khoảng 50% phần trăm phụ nữ bị viêm lợi trong thời gian mang thai. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mà chị em dễ mắc phải bệnh lý này nhất.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em bị viêm lợi khi mang thai. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể người mẹ khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, phụ nữ mang thai có xu hướng ăn nhiều đồ chua và đồ ngọt hơn. Đây là 2 yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng và tăng nguy cơ bị sưng lợi.

Một yếu tố nữa là trong khi mang thai, răng nướu thường trở nên nhạy cảm trong khi mẹ bầu ngại vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Một số người gặp phải tình trạng nôn nghén thường xuyên khiến axit từ dạ dày bị đẩy ngược ra khoang miệng làm nướu bị tổn thương. Đặc biệt, nếu mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cũng rất dễ bị viêm sưng nướu trong giai đoạn mang thai.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm sưng lợi khi mang thai

Khi chị em bị viêm sưng lợi, tình trạng này sẽ phát triển theo từng giai đoạn khác nhau, cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Nướu thường có màu đỏ hồng hoặc đỏ đậm, sưng phồng, khi ấn vào thấy mềm và có cảm giác hơi đau. Khi đánh răng, chị em rất dễ bị chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn 2: Nướu sưng đau hơn, đôi khi dẫn đến sưng má và răng có cảm giác dài hơn do nướu bị tụt. Chân răng có thể bị chảy máu ngay cả trường hợp không có kích thích. Một số trường hợp răng bị lung lay và hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Hiện nay, chưa có bất cứ tài liệu nghiên cứu nào cho thấy việc viêm sưng lợi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, chị em đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng của mẹ bầu không tốt, cần được lưu ý chăm sóc nhiều hơn.

Khi bà bầu bị sưng lợi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn là viêm nha chu. Lúc này, sức khỏe và mẹ và bé có thể chịu những ảnh hưởng nhất định. Mẹ bầu sẽ đối diện với một số nguy cơ như sinh non, bé nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn hoặc tiền sản giật....

3. Cách chữa viêm lợi cho bà bầu hiệu quả

Sưng lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai, ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai, chị em cần phải có giải pháp khắc phục sớm, cụ thể:

3.1. Chú ý vệ sinh răng miệng phù hợp mỗi ngày

Phần lớn các trường hợp bị sưng lợi đều có thể được cải thiện khi áp dụng các biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này còn giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề nha khoa như răng nhạy cảm, ê buốt và sâu răng,...

Vệ sinh răng miệng cần được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Bạn cần chú ý đánh răng đều đặn 2 lần một ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có thể, bạn hãy đánh răng thêm 1 lần sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút để làm sạch mảng bám và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Trong giai đoạn mang thai, do nướu và răng của mẹ bầu thường khá nhạy cảm. Bởi thế bạn nên lựa chọn những bàn chải có kích thước nhỏ, đầu lông mềm để làm sạch mảng bám trên răng nhưng không gây chảy máu chân răng hay làm tổn thương cho vùng lợi. Khi đánh răng, bạn cần thao tác hết sức nhẹ nhàng.
  • Nếu mẹ bầu có tiền sử bị viêm nướu, sâu răng trước khi mang thai, bạn có thể sử dụng máy tăm nước để làm sạch thức ăn, mảng bám thừa ở kẽ răng. Điều này sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ và hạn chế tối đa các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
  • Sau mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Có thể sử dụng chỉ nha 1 – 2 lần/ ngày sau khi ăn để làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa hình thành mảng bám.

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giảm thiểu hiện tượng sưng lợi và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp. Ngoài ra, giữ vệ sinh răng miệng còn là cách giúp mẹ bầu khắc phục nhiều triệu chứng thường gặp khi mang thai như răng lung lay, ê buốt và đau nhức khi ăn uống.

3.2. Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nên răng dễ bị lung lay, tổn thương và chảy máu. Điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trong trường hợp bị viêm sưng lợi do thiếu chất dinh dưỡng, bà bầu cần phải xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn sau:

  • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa canxi như sò, cá, nghêu, tôm, sữa, phô mai,...
  • Ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt, dâu tây, nho, lựu, sơ ri, táo,... do Vitamin C giúp mô nướu khỏe mạnh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Mẹ bầu cũng cần bổ sung cho cơ thể các nhóm thực phẩm có chứa nhiều đạm, khoáng chất, chất chống oxy hóa, axit amin,... để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

3.3. Áp dụng một số mẹo trị viêm lợi tại nhà

Viêm sưng lợi khi mang thai không phải là vấn đề có nghiêm trọng. Tuy nhiên do nó có thể gây ra cảm giác đau nhức, sưng đỏ nên các bạn cần phải áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà nhà như:

  • Súc miệng với dầu dừa: Đây là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, ức chế nấm và vi rút mạnh. Ngoài ra, dầu dừa còn chứa nhiều amin thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và hỗ trợ cân bằng độ pH sinh lý trong khoang miệng. Với cách thức này, mẹ bầu có thể hòa 3 – 4 thìa dầu dừa với nước ấm và dùng súc miệng hằng ngày, khi kiên trì thực hiện sẽ giảm cải thiện tình trạng viêm lợi.
  • Trị viêm nướu cho bà bầu bằng gừng: Nếu bị sưng lợi khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể sử dụng bài thuốc từ củ gừng do đây cũng là gia vị có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp chống viêm, giảm đau và khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Để giảm tình trạng viêm lợi, mẹ bầu có thể dùng một nhánh gừng nhỏ, đập dập và hòa với 1 ít muối và súc miệng đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Dùng tinh dầu đinh hương: Đây là nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất Eugenol có tác dụng làm dịu mô nướu sưng viêm, giảm đau và kháng khuẩn mạnh. Bạn có thể sử dụng một thìa tinh dầu đinh hương hòa với nước ấm và súc miệng 1 – 2 lần/ ngày để phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các vấn đề răng miệng trong suốt thời gian mang bầu.

3.4. Thăm khám nha khoa và điều trị y tế

Bị sưng lợi khi mang thai có thể phát triển theo thời gian, gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi đã áp dụng những mẹo trên nhưng tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, bà bầu cần tìm gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm.

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và yêu cầu mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc súc miệng có khả năng kháng khuẩn sát trùng.

Sau khi điều trị y tế giúp khắc phục bị sưng lợi khi mang thai, bà bầu vẫn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp mỗi ngày để hạn chế tái phát các vấn đề nha khoa gặp phải trong thời gian mang thai.

Bị sưng lợi khi mang thai là vấn đề thường gặp, nếu áp dụng các giải pháp khắc phục hiệu quả, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn. Do đó, mẹ bầu có thể tham khảo những lưu ý trên để giúp khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

45.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan