Ra nhiều mồ hôi dưới cánh tay phải làm thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em bị ra nhiều mồ hôi dưới cánh tay. Bác sĩ cho em hỏi ra nhiều mồ hôi dưới cánh tay phải làm thế nào để hạn chế và khỏi được? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Bác sĩ đa khoa - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Ra nhiều mồ hôi dưới cánh tay phải làm thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều:

  • Việc tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây nên tình trạng tăng tiết mồ hôi.
  • Tăng tiết mồ hôi xảy ra do người bệnh sử dụng các thức ăn cay nóng, dùng các chất kích thích như uống rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê và các hoạt động thể lực khác.
  • Một số trường hợp khác như người bệnh mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh, tuyến giáp hoạt động quá mức, suy hô hấp,...hoặc do việc sử dụng thuốc cũng gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi.
  • Có thể do yếu tố di truyền.
  • Thường xuyên bị áp lực, lo lắng, căng thẳng,...
  • Có thể mắc một số bệnh lý như viêm khớp, căng thẳng thần kinh, rối loạn hệ máu,...

Ra mồ hôi nhiều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị tốt, cụ thể:

  • Bệnh da liễu: Làn da ẩm ướt với nhiều mồ hôi và các chất bài tiết trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, nấm da,...
  • Mất nước: Lượng nước mất đi do tăng tiết mồ hôi toàn thân quá nhiều mà không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút,...
  • Mùi cơ thể khó chịu: Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ gây ra mùi cơ thể khó chịu.
  • Vấn đề tâm lý: Người bị ra mồ hôi toàn thân khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, tâm tính trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng và đáng lo ngại nhất là dẫn tới trầm cảm.

Phương pháp điều trị mồ hôi

Cải thiện điều kiện sinh hoạt

  • Không nên mặc quần áo quá bó sát, nên sử dụng những loại vải có tính thấm mồ hôi cao.
  • Thường xuyên thay tất, lót dày, nên sử dụng tất có lớp bạc.
  • Sử dụng các loại sữa tắm không xà phòng.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm tăng tiết mồ hôi như rượu, cafe,...
  • Sử dụng các chất khử mùi.
  • Sử dụng muối nhôm 10-25 % để chống bài tiết mồ hôi tại chỗ.

Phương pháp điều trị: Tăng tiết mồ hôi có thể được kiểm soát và trị liệu bằng nhiều phương pháp như sau:

  • Phương pháp chuyển ion: Nguồn điện ion được đưa qua da, qua hệ thống thủy phân, thời gian thực hiện từ 10-20 ngày. Phương thức điều trị này gây ra cảm giác khó chịu, kích ứng hoặc viêm da,...Trên thực tế, phương pháp này cần phải thực hiện trong thời gian dài, tốn kém và không có hiệu quả tuyệt đối. Đối với bệnh nhân tăng tiết mồ hôi nách, phương pháp này ít khi được lựa chọn.
  • Sử dụng thuốc acetylcholin: Đây là loại thuốc chẹn beta giao cảm, các bệnh nhân bị hen suyễn hay bệnh mạch máu ngoại vi không nên sử dụng loại thuốc này. Các loại thuốc thường dùng là Propantheline bromide, Propranolol SR,...Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định.
  • Tiêm Botulinum: Botulinum là chất được sản xuất từ vi khuẩn Clostridium Botulinum. Chất này tác động lên chất dẫn truyền thần kinh tại điểm tiếp hợp. Thuốc được tiêm trong da tại chỗ. Phương pháp này cần phải thực hiện nhiều lần với chi phí khá cao và tác dụng chỉ có tính tạm thời.
  • Phẫu thuật nội soi điều trị tăng tiết mồ hôi: Đây là phương pháp phẫu thuật nhằm phá hủy hạch giao cảm hoặc chuỗi liên kết hạch chi phối việc tăng tiết mồ hôi.

Nếu bạn còn thắc mắc về ra nhiều mồ hôi dưới cánh tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Traphalucin
    Công dụng thuốc Traphalucin

    Thuốc Traphalucin được chỉ định trong điều trị triệu chứng ở người mắc bệnh lý ngoài da như Eczema hình đĩa, Eczema tiết bã, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, viêm da tiếp xúc, bệnh vảy nến,...

    Đọc thêm
  • armezoral
    Công dụng của kem Armezoral

    Armezoral có thành phần chính là Ketoconazol, dạng bào chế kem bôi da, đóng gói hộp 1 type x 10g. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Armezoral sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh ...

    Đọc thêm
  • meterbina
    Công dụng thuốc Meterbina

    Thuốc Meterbina được sử dụng điều trị cho vấn đề da liễu. Thuốc có dạng kem bôi da nên cần tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Dưới đây là một vài chia sẻ ...

    Đọc thêm
  • Conazonin
    Công dụng thuốc Conazonin

    Thuốc Conazonin là thuốc kê đơn, dùng để điều trị các trường hợp nhiễm nấm và lang ben. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Conazonin, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

    Đọc thêm
  • Fitneal
    Công dụng thuốc Fitneal

    Fitneal là thuốc điều trị da liễu dạng kem bôi. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Fitneal theo chỉ định của bác sĩ.

    Đọc thêm