Phát hiện kịp thời sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Trong mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ nhũ nhi thường khó đánh giá và nhận biết triệu chứng song bệnh lại diễn tiến nặng.

1. Nguy hiểm sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Thông thường sốt xuất huyết là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, phổ biến nhất là nhóm từ 4 - 9 tuổi. Thế nhưng trong thời gian gần đây, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng bắt đầu xuất hiện, chiếm khoảng 5 - 6% trong tổng số bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết theo thống kê của bệnh viện Nhi đồng 1. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được cho là đặc biệt nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong là rất cao.

Xét trên phương diện lâm sàng, sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ nhũ nhi rất khó chẩn đoán vì các bé còn quá nhỏ để diễn tả những được triệu chứng trong cơ thể. Hơn nữa, biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại tương tự với các bệnh lý khác nên dễ nhầm lẫn. Bệnh cũng diễn tiến khá phức tạp, rất dễ trở nặng, khó dự kiến thời gian xuất hiện sốc cũng như khó tiên lượng kết quả điều trị.

Ở khía cạnh khác, mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh còn có nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm sinh học thuộc lứa tuổi này, cụ thể:

  • Tỷ lệ dịch chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể;
  • Tương ứng, nhu cầu dịch tối thiểu hàng ngày rất lớn;
  • Hệ tim mạch và chức năng thận vẫn đang phát triển nên kém thích nghi với các rối loạn;
  • Dễ bị rối loạn chức năng tim mạch sớm, cũng như quá tải dịch truyền do thành mao mạch tăng tính thấm nhiều hơn so với đối tượng khác.

Tóm lại, điều trị những trường hợp sốt xuất huyết nặng ở trẻ nhũ nhi không đơn giản như các bệnh nhân lớn tuổi hơn. Diễn tiến sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh không chỉ khó lường, mà hơn nữa rất khó thiết lập đường truyền tĩnh mạch (khó lấy vein) cho trẻ nhũ nhi. Vì thế các bé phải chích nhiều lần, dễ dẫn tới bầm vết chích và xuất huyết da, thậm chí là kích hoạt quá trình rối loạn đông máu nặng về sau.

2. Nhận biết sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ sơ sinh

Sốt
Sốt cao đột ngột và liên tục là biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết

Tương tự như ở trẻ lớn và người trưởng thành, sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột và liên tục;
  • Xuất huyết da;
  • Ói ra máu;
  • Tiêu ra máu;
  • Ít tiểu tiện, phù nề.

Tuy nhiên, rất ít có trường hợp các bé bị chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng. Đa số bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh khiến các bé có gan to giống như ở những trẻ lớn. Trong khi đó, sốc có thể xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 phát bệnh. Ngoài sốt xuất huyết biểu hiện triệu chứng phổ biến, còn có các dấu hiệu khác, không điển hình và xảy ra với tỷ lệ thấp, chẳng hạn như:

  • Lách to;
  • Co giật;
  • Lơ mơ, hôn mê;
  • Triệu chứng cơ năng không đặc hiệu: Ho, sổ mũi, và tiêu chảy.

Sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ sơ sinh thường khiến phụ huynh và ngay cả các y bác sĩ nhầm lẫn với bệnh lý khác như:

  • Nhiễm trùng huyết;
  • Viêm màng não;
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp;
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, các bậc phụ huynh và người trông trẻ rất dễ chủ quan, đưa bé đến nhập viện trễ dẫn tới xử trí không kịp thời. Vì vậy trong thời gian cao điểm của mùa dịch, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liệt kê như trên, cũng phải nghi ngờ đến dấu hiệu sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ sơ sinh. Người thân nên nhanh chóng đưa bé đang sốt cao đến bệnh viện uy tín, có chuyên khoa nhi để được thăm khám và chẩn đoán xác định.

3. Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết

Bác sĩ có thể quyết định trẻ nhũ nhi bị sốt xuất huyết phải nhập viện hay là điều trị ngoại trú. Nhóm nguy cơ cao cần ở lại bệnh viện theo dõi, ngược lại sẽ được cho về nhà chăm sóc đối với những trường hợp sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh nhưng không sốc.

Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng theo chỉ định bác sĩ, thông thường là khi các bé sốt cao trên 38 độ C. Paracetamol dạng sirô hoặc gói bột pha nước rất thích hợp cho trẻ sơ sinh vì hiệu quả nhanh, phát huy tác dụng trong vòng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Liều lượng tiêu chuẩn là từ 10 – 15 mg/kg/lần, lặp lại mỗi 4 - 6 giờ nếu trẻ sơ sinh vẫn còn sốt.

Ngoài ra, bố mẹ có con nhỏ bị sốt xuất huyết nên chú ý thực hiện chăm sóc trẻ đúng cách, có thể tham khảo như sau:

  • Mặc cho trẻ một bộ quần áo mỏng, chất liệu cotton nhằm giúp cơ thể tỏa nhiệt và hạ sốt;
  • Cho trẻ uống nhiều nước tránh mất nước do sốt;
  • Uống sữa bình thường hoặc chia nhiều cử nhỏ;
  • Tái khám mỗi ngày theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Khám bệnh cho trẻ em
Tái khám mỗi ngày theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

4. Lưu ý sốt xuất huyết biểu hiện nặng

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, do đó người lớn cần chủ động bảo vệ các bé tránh bị muỗi đốt. Do ban đầu rất khó nhận biết sốt xuất huyết biểu hiện ở trẻ nên dẫn đến việc phát hiện và chữa trị chậm trễ. Thêm vào đó là sức đề kháng yếu ở trẻ khiến bệnh trở nặng khá nhanh và kéo dài. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết dễ bị mất sức và khó hồi phục thể trạng, thậm chí nhiều trường hợp còn để lại hậu quả đáng tiếc.

Chính vì vậy phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ xử trí khẩn cấp khi thấy trẻ sốt trên 2 ngày và người thân phát hiện một trong những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau đây:

  • Ói nhiều lần;
  • Ói ra máu;
  • Đi tiêu phân đen;
  • Tay chân lạnh;
  • Da phát ban;
  • Lừ đừ, ngủ li bì, hay bứt rứt, quấy khóc liên tục;
  • Trẻ nhũ nhi bỏ cữ bú.

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được xem như một thể lâm sàng đặc biệt mà các bậc phụ huynh và đội ngũ y - bác sĩ phải đặc biệt quan tâm. Nghĩ đến triệu chứng sốt xuất huyết biểu hiện và chẩn đoán sớm, điều trị tích cực, cũng như chăm sóc điều dưỡng tốt chính là những yếu tố chính giúp làm giảm tỷ lệ bệnh nhi tử vong do căn bệnh sốt xuất huyết ở lứa tuổi sơ sinh.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Santorix 1500
    Công dụng thuốc Santorix 1500

    Thuốc Santorix 1500 bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, được bác sĩ chỉ định sử dụng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết. Để đảm bảo hiệu quả sử ...

    Đọc thêm
  • Amoxmarksans
    Tác dụng thuốc Amoxmarksans

    Amoxmarksans là thuốc thường được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc. Để quá trình dùng thuốc được hiệu quả, người dùng cần nắm rõ thông tin, liều ...

    Đọc thêm
  • Clindimax 150mg
    Công dụng của thuốc Clindimax 150mg

    Clindimax 150mg là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Clindimax 150 thường được sử dụng cho nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các vi khuẩn như: Escherichia coli, Klebsiella, ...

    Đọc thêm
  • Piperbact
    Công dụng thuốc Piperbact

    Thuốc Piperbact được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Piperacillin Sodium và Tazobactam Sodium. Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn.

    Đọc thêm
  • Talispenem
    Công dụng thuốc Talispenem

    Talispenem là thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý như các nhiễm trùng ổ bụng, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết,... Bài ...

    Đọc thêm