Viêm mũi dị ứng trẻ em: Những chú ý trong quá trình điều trị?

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Khắc Tiệp - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Theo khuyến cáo ARIA: Viêm mũi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hốc mũi và đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và/ hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn 1 giờ trong hầu hết các ngày. Viêm mũi dị ứng được xác định khi các triệu chứng viêm kể trên khởi phát do một yếu tố gây dị ứng.

1. Bạn cần lưu ý gì khi điều trị viêm mũi dị ứng?

Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần được chăm sóc theo dõi liên tục vì đây là một bệnh mạn tính, các triệu chứng sẽ thay đổi theo mùa và tuổi đòi hỏi phải điều chỉnh thuốc. Vì thế bạn cần tuân thủ liệu trình dùng thuốc cũng như tái khám cho trẻ.

Chế độ ăn kiêng không giúp ích gì vì viêm mũi dị ứng không được kích hoạt bởi thực phẩm.

Hoạt động vận động thường nhật không bị giới hạn. Tuy nhiên, với những trẻ bị viêm mũi dị ứng do một số phấn hoa nên tránh ra ngoài trời trong thời gian phấn hoa cao nhất trong ngày. Thời gian này thay đổi tùy theo phấn hoa và vị trí.

Biện pháp phòng khởi phát đợt cấp quan trọng nhất là tránh các chất dị ứng gây ra các triệu chứng. Điều này có nghĩa là kiểm soát môi trường sống, giữ vệ sinh nhà cửa và bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc.

Tránh biếng ăn cho trẻ: Cha mẹ cần làm gì?
Trẻ bị viêm mũi dị ứng không cần ăn kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào

2. Biện pháp điều trị được tiến hành với trẻ viêm mũi dị ứng?

Điều trị viêm mũi dị ứng có thể được chia thành 3 loại: tránh các chất gây dị ứng hoặc kiểm soát môi trường, dùng thuốc và liệu pháp miễn dịch giải mẫn cảm với dị nguyên đặc hiệu.

  • Kiểm soát môi trường sống

Sử dụng các biện pháp kiểm soát môi trường chưa được khám phá đầy đủ ở hầu hết các bệnh nhân. Đối với nhiều bệnh nhân, việc loại bỏ kích thích có thể có tác động mạnh mẽ. Loại bỏ kích hoạt có thể đơn giản nếu loại bỏ gối lông hoặc chăn có liên quan điển hình với trường hợp dị ứng với mạt nhà; hoặc không nuôi chó, mèo ...với trẻ có dị ứng lông chó hoặc lông mèo.

Mặc dù việc tránh phấn hoa ngoài trời là không thể, nhưng bệnh nhân có thể giảm tiếp xúc với phấn hoa để giảm các triệu chứng. Điều này đôi khi đơn giản như đóng cửa sổ phòng ngủ, sử dụng điều hòa không khí.

  • Liệu pháp dùng thuốc

Nhiều nhóm thuốc được sử dụng cho viêm mũi dị ứng, bao gồm thuốc kháng histamine, corticosteroid, thuốc giảm nghẹt mũi, nước muối và antileukotrien. Chúng có thể được chia nhỏ thành các nhóm được dùng tại chỗ và đường uống toàn thân.

Các loại thuốc sau đây được sử dụng cho bệnh nhân nhi bị viêm mũi dị ứng:

Trẻ uống thuốc, thuốc trẻ nhỏ,
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có thể điều trị bằng liệu pháp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để tránh tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất. Đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan