Vì sao trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị bởi cơ thể trẻ chưa có kháng thể. Bệnh quai bị do virus gây ra và rất dễ lây nhiễm. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị virus quai bị, thay vào đó là điều trị các triệu chứng bệnh.

1. Triệu chứng quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em thường lành bệnh từ 10-12 ngày. Mỗi bên mang tai hết sưng phải mất khoảng 1 tuần. Trước khi bị quai bị, trẻ thường khó chịu trong người, thời gian này kéo dài từ 1-2 ngày.

Trẻ bị quai bị sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao từ 38-40 độ C và kéo dài từ 3-4 ngày
  • Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nhức tai
  • Người ớn lạnh, sợ gió
  • Bị chảy nước bọt, tuyến nước bọt sưng dần ở mang tai
  • Sưng má, nuốt nước bọt bị đau, có thể bị sưng má một bên hoặc hai bên
  • Họng bị viêm đỏ
  • Hàm bị đau khi há miệng hay nhai thức ăn, có thể đau lan ra cả tai.
Quai bị
Bệnh quai bị ở trẻ em thường lành bệnh sau khoảng 10 - 12 ngày

2. Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thể có nguy cơ thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị đúng cách.

Một số người tưởng rằng trẻ trai mắc bệnh quai bị sẽ bị vô sinh. Quai bị là bệnh lành tính với tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nặng sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn tinh, một trong những nguyên nhân gây nên vô sinh ở nam giới. Không phải trẻ trai nào bị quai bị cũng bị viêm tinh hoàn. và không phải bé nào bị viêm tinh hoàn cũng bị vô sinh. Có khoảng 13% trẻ bị viêm tinh hoàn bị biến chứng vô sinh.

Một số biến chứng của bệnh quai bị bao gồm:

  • Viêm tinh hoàn: đây là biến chứng đáng lo ngại nhất, biến chứng teo tinh hoàn, tuy nhiên tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị rất thấp ( khoảng 0,5%). Nam giới mắc quai bị có thể bị teo một bên hoặc hai bên tinh hoàn
  • Viêm buồng trứng ở nữ, tỷ lệ mắc biến chứng này cũng khá thấp
  • Viêm não
  • Viêm màng não
  • Viêm tụy cấp tính
  • Viêm cơ tim
  • Giảm bạch cầu.

Mặc dù những biến chứng của bệnh quai bị gặp với tỷ lệ thấp nhưng chúng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

3. Vì sao trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy?

Trẻ em
Trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy nhằm tránh các biến chứng như viêm tinh hoàn

Trẻ mắc quai bị nên hạn chế chạy nhảy nhằm tránh các biến chứng như viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

Bên cạnh việc hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh, trẻ bị quai bị cũng cần phải được chữa trị bằng một số biện pháp sau:

  • Để tránh va chạm vào những vết sưng, cho trẻ ăn những món dễ nuốt, mềm như cháo, súp...nếu trẻ quá đau có thể cho trẻ dùng ống hút.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hạ thân nhiệt, bên cạnh đó cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả, sữa để đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng
  • Cho trẻ dùng nước muối sinh lý để tránh khô miệng ở trẻ.
  • Luôn chú ý và theo dõi biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ. Khi thấy có các triệu chứng như choáng, nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
  • Khi trẻ bị quai bị không nên dùng miếng cao dán để chữa bệnh bởi nó chỉ có tác dụng giảm đau chứ không làm thay đổi quá trình diễn biến của bệnh.
  • Trẻ sốt trên 38 độ C thì dùng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc chườm ấm vùng mang tai cho trẻ để giảm đau.

Quai bị là bệnh lành tính với tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào của bệnh, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị sớm nhằm tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan