Vì sao trẻ hay ọe khi ăn?

Nguyên nhân trẻ hay ọe khi ăn có thể do rối loạn tiêu hóa chức năng hoặc vấn đề bất thường về tâm lý. Hiện tại các phương pháp cải thiện tình trạng trẻ ăn hay ọe bao gồm thuốc, điều chỉnh chế độ ăn cũng như các liệu pháp giảm căng thẳng.

1. Các nguyên nhân khiến trẻ hay ọe khi ăn

Các tình trạng khác nhau có thể gây ra cảm giác buồn nôn hoặc trẻ ăn hay ọe. Sau đây là những lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng này ở trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Ngộ độc thực phẩm: Vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa qua thức ăn và nước bị ô nhiễm. Các tác nhân lây nhiễm này tiết ra chất độc, có thể gây ngộ độc thực phẩm, như vi khuẩn Salmonella, Shigella, E. coli và Norovirus. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng và sốt.
  • Viêm dạ dày ruột: Là tình trạng niêm mạc ruột bị viêm nhiễm do mầm bệnh gây ra. Viêm dạ dày ruột do vi rút (cúm dạ dày) là một loại viêm dạ dày ruột phổ biến do Norovirus. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, đau đầu, sốt và ớn lạnh.
  • Loét dạ dày: Những vết loét hoặc vết thương hở này xảy ra ở dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Chúng thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và đặc trưng bởi buồn nôn, bé hay oẹ khi ăn, đau bụng đột ngột, ợ hơi, nấc cụt, chán ăn và sụt cân.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Tình trạng này xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược trở lại (trào ngược axit) và kích thích thực quản.
  • Táo bón: Đôi khi táo bón có thể gây buồn nôn hay kích ứng phản xạ bé hay oẹ khi ăn.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Vấn đề mãn tính này ảnh hưởng đến ruột già hoặc ruột kết. Trong đó, đại tràng có vẻ bình thường nhưng không hoạt động chức năng đúng sinh lý, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đau quặn bụng, chướng bụng và có chất nhầy trong phân.
  • Khó tiêu (ăn quá nhiều): Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Tình trạng này có thể gây khó chịu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua hoặc thậm chí là trẻ hay ọe khi ăn bữa ăn tiếp theo.
  • Căng thẳng: Đau khổ về cảm xúc (lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng tinh thần) có thể gây buồn nôn cơ năng ở trẻ em và thanh thiếu niên.Trẻ bị ép ăn cũng thường biểu hiện hay ọe khi ăn, sợ hãi khi đến bữa ăn.
  • Phản ứng với một số loại thực phẩm, mùi hoặc một số tình huống nhất định như say tàu xe cũng là nguyên nhân trẻ ăn hay ọe do kích thích tiền đình.
  • Tiếp xúc với hóa chất hoặc chất độc: Các chất độc hại hoặc các sản phẩm được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như dầu đốt, rượu, một số loại mỹ phẩm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm dọn dẹp nhà cửa có thể gây ngộ độc từ nhẹ đến nghiêm trọng ở trẻ em.
  • Bệnh túi mật: Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn ống mật, thường là kết quả của sỏi mật. Các dấu hiệu ban đầu có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn hoặc trẻ hay oẹ khi ăn.
  • Viêm gan do vi rút: Viêm gan do vi rút là tình trạng viêm gan và có liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn và đau bụng.
  • Đau nửa đầu: Đau đầu nguyên phát hoặc đau nửa đầu ít được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên. Cùng với đau đầu, các triệu chứng của chứng đau nửa đầu có thể bao gồm buồn nôn, nôn ói, nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi và chán ăn. Một số trẻ hay ọe khi ăn thậm chí có biểu hiện này theo chu kỳ, gọi là hội chứng nôn chu kỳ ở trẻ em.
trẻ hay ọe khi ăn
Trẻ hay ọe khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

2. Cách chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ ăn hay ọe như thế nào?

Các bác sĩ khó khai thác được cụ thể cảm giác buồn nôn và biểu hiện trẻ ăn hay ọe, nhất là ở trẻ quá nhỏ. Tuy nhiên, việc xác định những tình trạng cơ bản hoặc bệnh lý dẫn đến buồn nôn, nôn ói theo các bước và quy trình sau đây là cần thiết:

  • Khám sức khỏe vùng bụng và tổng quát;
  • Kiểm tra bệnh sử của trẻ, quá trình chu sinh;
  • Xét nghiệm máu, phân và nước tiểu để phát hiện mầm bệnh;
  • Chụp CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) não hoặc bụng tùy theo dấu hiệu;
  • Nội soi đại tràng để phát hiện những bất thường ở ruột già và trực tràng;
  • Siêu âm bụng;
  • Nội soi tiêu hóa trên để xem bên trong thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non;
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa để kiểm tra sự hiện diện của viêm hoặc tắc nghẽn.

3. Các biện pháp điều trị tình trạng bé hay oẹ khi ăn

Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều lựa chọn điều trị sau:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh truyền nhiễm;
  • Thuốc chống viêm;
  • Thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton để chống trào ngược axit;
  • Thay đổi chế độ ăn uống trong trường hợp bệnh đại tràng kích thích hoặc không dung nạp thực phẩm;
  • Thuốc chống nôn dùng trước khi bắt đầu bữa ăn;
  • Liệu pháp hành vi, thuốc chống trầm cảm hoặc các buổi tư vấn để giảm buồn nôn do tâm lý.

Các bậc cha mẹ được khuyến cáo không nên tự dùng thuốc trị buồn nôn và nôn cho trẻ em khi thấy bé hay oẹ khi ăn. Bởi buồn nôn, nôn ói là một phản xạ cơ bản để bảo vệ cơ thể. Tình trạng này thông thường sẽ tự biến mất mà không cần dùng thuốc nếu vấn đề nguyên nhân được giải quyết. Các biện pháp điều chỉnh thói quen ăn uống, vệ sinh thực phẩm có thể giúp tránh buồn nôn và trẻ ăn hay ọe một cách hiệu quả.

bé hay oẹ khi ăn
Bé hay oẹ khi ăn cần được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ của bác sĩ

4. Các biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát tình trạng trẻ ăn hay ọe

Cha mẹ có thể thử các mẹo sau tại nhà để kiểm soát trẻ ăn hay ọe:

  • Cho con uống một ít nước lạnh trước bữa ăn để giúp giảm bớt kích thích đường tiêu hóa trên;
  • Nên chế biến thức ăn nhạt, kết cấu mềm sẽ giúp trẻ dễ nuốt;
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, nhiều đường hoặc béo, nhiều gia vị cay, nồng;
  • Tạo không khí vui vẻ trước bữa ăn. Cho trẻ tự lựa chọn loại thức ăn yêu thích và lượng vừa đủ khi trẻ cảm thấy no. Không ép trẻ ăn;
  • Nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi bữa ăn.

Tóm lại, nôn ọe là một dấu hiệu phổ biến ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi nhưng khó có thể biết nguyên nhân là gì. Tuy nhiên, nếu trẻ hay ọe khi ăn lặp đi lặp lại, đây có thể là vấn đề cần giải quyết. Cha mẹ cần xem lại thói quen ăn uống của con mình để kịp thời điều chỉnh. Trong các trường hợp còn lại, trẻ cần được hay thăm khám sớm để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị, giúp hồi phục hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, momjunction.com, ncbi.nlm.nih.gov, pregnancybirthbaby.org.au

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan