Vì sao trẻ dễ bị nhiễm trùng sơ sinh?

Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng bệnh lý ở trẻ xuất hiện trong vòng 28 ngày đầu sau sinh (lứa tuổi sơ sinh). Trẻ nhiễm trùng sơ sinh thường phải nhập viện để được điều trị nếu không có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.

1. Nhiễm trùng sơ sinh là gì?

Giai đoạn sơ sinh được tính từ lúc trẻ sinh ra cho đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus,... Nhiễm trùng sơ sinh có thể được chia làm hai nhóm tùy thuộc vào thời gian xảy ra bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng sơ sinh sớm: Là nhiễm trùng xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh của trẻ.
  • Nhiễm trùng sơ sinh muộn: Là nhiễm trùng xảy ra sau sinh >72 giờ.

Các tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn nhóm B, E.coli, Listeria,... là các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm. Các loại vi khuẩn khác cũng có thể gây nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ là: Haemophilus, Meningococcus, Staphylococcus, Pneumococcus, Klebsiella, Clostridium, Pseudomonas và Proteus,...
  • Virus: Trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus khi ở trong bào thai, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh. Virus Herpes, thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non. Các loại virus khác gây nhiễm trùng sơ sinh có thể kể đến: virus viêm gan, HIV, Coxsackie virus, Echovirus.
  • Nấm: Nhiễm nấm Candida vùng miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ nhiễm nấm Candida lúc sinh thường do âm đạo của mẹ bị nhiễm nấm.

2. Vì sao trẻ dễ bị nhiễm trùng sơ sinh?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nhất là ở những trẻ sinh non.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh:

  • Cơ địa: Tuổi thai thấp, sinh ra nhẹ cân (đặc biệt <1500 gram), ngạt khi sinh, suy giảm miễn dịch, tình trạng bệnh nặng.
  • Kỹ thuật can thiệp xâm lấn: Catheter tĩnh mạch ngoại biên, catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter tĩnh mạch rốn, catheter động mạch, đặt nội khí quản, thở máy, ống thông tiểu, ống thông dạ dày, phẫu thuật, thay máu, lọc máu, chạy thận nhân tạo, bơm surfactant,...
  • Thuốc: Sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định/ kéo dài, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,...
  • Chế độ dinh dưỡng: Không bú sữa mẹ, nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch,...
  • Thời gian nằm viện kéo dài.
  • Ô nhiễm môi trường (nhà, bệnh viện), lây chéo từ người khác (gia đình, người thân, nhân viên y tế,...)

3. Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh

Các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào cơ quan nhiễm trùng, mức độ nhiễm trùng và từng cơ địa của trẻ. Có thể gặp các triệu chứng như:

  • Quấy khóc nhiều;
  • Bú kém, bỏ bú;
  • Ngủ nhiều hơn bình thường, li bì;
  • Thở nhanh (> 60 lần/phút)/ rối loạn nhịp thở;
  • Da môi nhợt nhạt/ tím quanh môi;
  • Sốt/ hạ thân nhiệt;
  • Nôn mửa, tiêu chảy.

4. Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng sơ sinh là một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non, thiếu cân. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân cao gấp 2-4 lần trẻ đủ tháng. Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh cân nặng cực thấp có nguy cơ tổn thương thần kinh rất cao.

5. Điều trị nhiễm trùng sơ sinh

Nhiễm trùng sơ sinh điều trị bao lâu?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Thông thường, với nhiễm trùng chưa có biến chứng, trẻ có thể chỉ cần điều trị kháng sinh một vài ngày, tuy nhiên khi đã xuất hiện biến chứng thì trẻ cần được điều trị kéo dài hơn

Điều trị nhiễm trùng sơ sinh quan trọng nhất là điều trị kháng sinh. Ngoài ra, liệu pháp điều trị hỗ trợ và quá trình theo dõi, chăm sóc đóng vai trò quan trọng đối với sự cải thiện bệnh.

5.1. Điều trị kháng sinh

Phác đồ điều trị phối hợp đa kháng sinh được chỉ định cho trẻ nhiễm trùng sơ sinh. Việc lựa chọn kháng sinh hết sức thận trọng trong lúc chờ kết quả kháng sinh đồ. Thời gian điều trị kháng sinh tùy thuộc vào nhiễm trùng cụ thể, loại vi khuẩn gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng của bệnh nhân, mức độ đáp ứng với kháng sinh,...

  • Nhiễm trùng máu: Thường điều trị kháng sinh trong 10-14 ngày.
  • Viêm phổi: Thời gian điều trị kháng sinh khoảng 7 - 10 ngày.
  • Viêm màng não mủ: Thời gian điều trị kháng sinh có thể dài hơn, khoảng 14 - 21 ngày.
  • Tụ cầu vàng: có thể phải điều trị duy trì đến 3 - 6 tuần.

5.2. Điều trị triệu chứng, hỗ trợ

  • Cân bằng thân nhiệt;
  • Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm;
  • Chống rối loạn đông máu;
  • Phát hiện và điều trị các biến chứng như suy hô hấp, sốc;
  • Thay máu;
  • Thuốc tăng cường miễn dịch.

5.3. Chế độ chăm sóc

Vô khuẩn là nguyên tắc hết sức quan trọng trong chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh. Vệ sinh và chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ, góp phần giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Một số lưu ý dành cho phụ huynh và người chăm sóc trẻ khi trẻ đang được điều trị nhiễm trùng:

  • Rửa tay hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tốt nhất cho trẻ ở phòng riêng, hạn chế người tiếp xúc với trẻ.
  • Vệ sinh giường, lồng ấp hàng ngày, thay chăn, ga, gối vô khuẩn thường xuyên.

Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành.
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: Phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

643 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan