U nguyên bào thận ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

U nguyên bào thận ở trẻ em hay u Wilms là một loại ung thư thận hiếm gặp, diễn ra chủ yếu trẻ từ 3 đến 4 tuổi. U Wilms thường chỉ ở một quả thận, hiếm khi có ở hai quả thận cùng một lúc. Trong những năm qua, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị u Wilms đã cải thiện nên hầu hết trẻ bị u Wilms đều có tiến triển tốt.

1. U nguyên bào thận là gì?

U nguyên bào thận là gì? Nếu các tế bào sớm của thận không phát triển thành cầu thận hoặc nephron thì các cụm tế bào chưa trưởng thành có thể hình thành trong thận khi trẻ được sinh ra. Thông thường, các tế bào này trưởng thành khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi, nhưng một số tế bào có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối các tế bào chưa trưởng thành. Khối này được gọi là u nguyên bào thận (tên tiếng Anh là nephroblastoma) hay u Wilms (tên tiếng Anh là Wilms tumor).

U nguyên bào thận ở trẻ em là bệnh lý ung thư thận phổ biến. Một khi là ung thư, có nghĩa là nó có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

U nguyên bào thận thường chỉ được tìm thấy sau khi khối u đã phát triển đến kích thước khoảng 8 ounce, tức là gấp khoảng 4 lần trọng lượng thận khỏe mạnh của trẻ 3 tuổi. Khoảng 1 trên 4 trẻ có u nguyên bào thận khi lần đầu tiên được chẩn đoán thì đã di căn sang phổi hoặc gan.

2. Triệu chứng u nguyên bào thận ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào thận ở trẻ em rất khác nhau và một số trẻ lại không có thấy bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào. Nhưng hầu hết trẻ có u nguyên bào thận đều có một hoặc nhiều dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sờ thấy có khối u ở bụng
  • Sưng bụng
  • Đau bụng

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể gặp, bao gồm:

Thế nào là táo bón mạn chức năng ở trẻ em?
Bé mắc bệnh u nguyên bào thận có thể xuất hiện triệu chứng táo bón

3. Nguyên nhân U nguyên bào thận

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây u nguyên bào thận ở trẻ em, nhưng di truyền có thể đóng vai trò là tác nhân gây ra bệnh này.

Ung thư bắt đầu khi các tế bào phát triển bất thường trong ADN của cơ thể.

Các bất thường này cho phép tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường khác sẽ chết theo chu kỳ. Các tế bào bất thường này tích lũy tạo thành một khối u. Trong u nguyên bào thận, quá trình phát triển bất thường này xảy ra trong các tế bào thận.

Trong một số trường hợp, sự phát triển bất thường trong ADN dẫn đến khối u nguyên bào thận sẽ được truyền từ cha mẹ sang con.

4. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khối u của Wilms bao gồm:

  • Chủng tộc người Mỹ gốc Phi. Tại Hoa Kỳ, trẻ người Mỹ gốc Phi có nguy cơ phát triển u nguyên bào thận cao hơn một chút so với trẻ em thuộc các chủng tộc khác. Trẻ người Mỹ gốc Á có nguy cơ thấp hơn so với trẻ ở các chủng tộc khác.
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh u nguyên bào thận

U nguyên bào thận thường xảy ra ở trẻ có một số bệnh lý hoặc hội chứng di truyền, bao gồm:

  • Tật dị mống mắt (aniridia);
  • Tăng sản một bên (Hemihypertrophy), có nghĩa là một bên của cơ thể hoặc một phần của cơ thể lớn hơn đáng kể so với bên còn lại;
  • Hội chứng WAGR. Hội chứng này tập hợp của nhiều bất thường khác nhau bao gồm u nguyên bào thận, aniridia, bất thường hệ thống sinh dục, hệ tiết niệu và thiểu năng trí tuệ;
  • Hội chứng Denys-Drash. Hội chứng này bao gồm u nguyên bào thận, bệnh thận và nam lưỡng tính giả (male pseudohermaphroditism), trong đó trẻ trai được sinh ra có tinh hoàn nhưng có thể biểu hiện các đặc điểm của trẻ gái;
  • Hội chứng Beckwith-Wiedemann.

5. Chẩn đoán u nguyên bào thận

Để chẩn đoán u nguyên bào thận, bác sĩ có thể thực hiện:

  • Khám kiểm tra trên bụng trẻ có dấu hiệu của khối u nào không.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu. Các xét nghiệm này không phát hiện khối u nguyên bào thận, nhưng chúng đánh giá tình trạng hoạt động chức năng của thận có tốt không và phát hiện ra một số vấn đề về thận hoặc thiếu máu.
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Các kỹ thuật này tạo ra hình ảnh thận của trẻ nhằm giúp bác sĩ xác định liệu trẻ có bị u thận hay không. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

6. Điều trị u nguyên bào thận ở trẻ em

Điều trị u nguyên bào thận ở trẻ em thường bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và đôi khi là xạ trị. Phương pháp điều trị có thể thay đổi theo từng giai đoạn bệnh. Vì loại ung thư này rất hiếm, do đó bố mẹ nên đưa trẻ điều trị tại cơ sở Y tế chuyên ngành ung thư nhi khoa có kinh nghiệm điều trị loại ung thư này.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của thận

Điều trị u nguyên bào thận ở trẻ em có thể bắt đầu bằng phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận. Sau phẫu thuật, tế bào của khối u cũng có thể được sinh thiết để để xác định xem tế bào này có phải là ung thư hay không và loại ung thư nào trong khối u.

Phẫu thuật u nguyên bào thận có thể bao gồm:

  • Loại bỏ một phần thận bị ảnh hưởng. Cắt thận một phần liên quan đến việc loại bỏ khối u và một phần nhỏ của mô thận bao quanh khối u.
  • Cắt bỏ thận và các mô xung quanh. Trong phẫu thuật cắt bỏ thận triệt để, các bác sĩ sẽ loại bỏ thận và các mô xung quanh, bao gồm một phần của niệu quản, tuyến thượng thận, các hạch bạch huyết gần đó. Thận còn lại có thể tăng khả năng và đảm nhận công việc lọc máu.
  • Cắt bỏ cả hai quả thận. Nếu ung thư ảnh hưởng đến cả hai quả thận, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ tế bào ung thư càng nhiều càng tốt. Trong một số trường hợp phải cắt bỏ cả hai quả thận thì sau đó trẻ sẽ cần phải lọc máu định kỳ. Ngoài ra, trẻ có thể được ghép thận nếu có người hiến tặng thích hợp.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư ở khắp cơ thể. Điều trị u nguyên bào thận thường kết hợp của các loại thuốc khác nhau và được truyền qua tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Những tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp sẽ phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, rụng tóc và nguy cơ nhiễm trùng.

Hóa trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và làm cho khối u dễ dàng cắt bỏ hơn. Hóa trị được sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư nào còn sót lại trong cơ thể.

Đối với trẻ bị ung thư ở cả hai thận, hóa trị được thực hiện trước khi phẫu thuật. Biện pháp này có thể làm tăng khả năng cho bác sĩ phẫu thuật có thể cứu được ít nhất một quả thận nhằm bảo tồn chức năng thận.

Xạ trị

Tùy thuộc vào giai đoạn của khối u, xạ trị có thể được sử dụng. Xạ trị dùng chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Trong quá trình xạ trị, trẻ được đặt trên bàn và một cỗ máy lớn di chuyển xung quanh trẻ, máy sẽ nhắm các tia năng lượng vào khối u ung thư để bắn phá. Các tác dụng phụ của xạ trị có thể xảy ra bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi và kích ứng da giống như bị cháy nắng.

Xạ trị
Xạ trị có thể điều trị bệnh u nguyên bào thận ở trẻ

U nguyên bào thận ở trẻ em là căn bệnh rất nguy hiểm và phát triển rất nhanh thành ung thư thận. Bởi vậy, ngay khi cơ thể trẻ có những dấu hiệu bất thường bạn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế uy tín sớm để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; cancer.org

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan