Trẻ thiếu máu có biểu hiện gì? Cách điều trị và phòng ngừa

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi trong nước ta tới nay đã giảm nhiều so với trước đây nhưng tỷ lệ ở thời điểm hiện tại vẫn còn rất cao so với mặt bằng chung. Hiện tượng trẻ thiếu máu có biểu hiện rất rõ ràng. Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu để kịp thời bổ sung cho trẻ. Vậy trẻ thiếu máu có biểu hiện gì?

1. Cách nhận biết trẻ thiếu máu

Bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 90% trong tổng số các bệnh ở trẻ em. Nhưng biểu hiện của trẻ thiếu máu thường không rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có cách nhận biết trẻ thiếu máu qua các triệu chứng sau.

1.1. Da niêm mạc xanh xao

Hiện tượng trẻ thiếu máu thiếu sắt thường biểu hiện rõ nhất là da niêm mạc xanh xao, nhợt màu ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc họng, kết mạc mắt. Đây là những vị trí tập trung nhiều mao mạch nên ở trẻ bình thường có màu ửng hồng khoẻ mạnh, còn ở trẻ bị thiếu máu vì có ít tế bào hồng cầu hơn nhiều so với bình thường.

1.2. Kém hoạt bát

Máu có chức năng vận chuyển oxy đến các tế bào cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh hoạt, nhưng do lượng hồng cầu thiếu hụt dẫn đến lượng oxy đưa đến các tế bào ít đi gây ra hiện tượng như: trẻ ít đùa nghịch, hay mệt mỏi, chậm chạp, lờ đờ,...

1.3. Hay buồn ngủ, thiếu tập trung.

Bởi vì khi thiếu máu lượng oxy được cung cấp cho não thiếu hụt khiến trẻ khó tập trung và hay buồn ngủ. Hiện tượng trẻ thiếu máu còn biểu hiện ở việc trẻ chậm biết ngồi, chậm biết, thậm chí còn làm giảm khả năng tư duy, chỉ số thông minh, khả năng sáng tạo ở trẻ tới độ tuổi đi học khiến kết quả học tập bị giảm sút.

trẻ thiếu máu có biểu hiện gì
Giải đáp trẻ thiếu máu có biểu hiện gì?

1.4. Biếng ăn

Biếng ăn là nguyên nhân và cũng là kết quả của bệnh lý thiếu máu ở trẻ. Các nguyên liệu tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12 v..v.. không được cung cấp đủ cho cơ thể qua đường ăn, uống khiến trẻ thiếu máu, từ đó dẫn đến việc trẻ cảm thấy mệt mỏi kể cả khi làm những động tác đơn giản như ăn uống khiến tình trạng kén ăn ở trẻ nặng thêm. Nó trở thành một vòng tuần hoàn ác tính làm nặng thêm tình trạng thiếu máu ở trẻ.

1.5. Trẻ ngừng tăng cân hoặc sút cân, chậm tăng trưởng chiều cao

Một cách nhận biết trẻ bị thiếu máu cụ thể hơn mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ. Vì thiếu máu nên máu không kịp thời vận chuyển đủ dinh dưỡng đến các mô, thêm việc chán ăn, kém vận động khiến trẻ thiếu máu có biểu hiện ngừng tăng cân hoặc nặng hơn trẻ có thể bị sụt cân, chậm tăng trưởng chiều cao.

1.6. Nhịp tim nhanh hơn bình thường

Tình trạng thiếu máu dẫn đến việc oxy được vận chuyển đến các cơ quan thiếu hụt trầm trọng, để bù lại sự thiếu hụt đó tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đến các cơ quan với vận tốc nhanh hơn nhằm cung cấp đủ oxy cho các mô.

1.7. Khó thở

Kể cả tim cũng cần được máu cung cấp oxy để hoạt động, nhưng khi trẻ thiếu máu trầm trọng dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng cho cơ tim hoạt động gây ra dấu hiệu khó thở ở trẻ.

1.8. Trẻ bị suy giảm sức đề kháng

Chức năng miễn dịch ở trẻ tỷ lệ thuận với số tế bào hồng cầu khỏe mạnh ở trong máu, khi bị thiếu máu số lượng hồng cầu ở trong máu trẻ bị thiếu hụt. Đây là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trẻ thiếu máu như: dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ốm vặt, rối loạn tiêu hoá...

1.9. Trẻ mắc hội chứng pica

Đây là một dạng rối loạn hành vi biểu hiện của trẻ thiếu máu khi trẻ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng (như thiếu sắt trong máu) biểu hiện ở việc trẻ ăn những thứ phi thực phẩm như: chất bụi bẩn, cát, sỏi, sơn tường,... Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc chì, suy giảm thể chất và nhận thức,...

1.10. Gan, lách to

Trẻ em có tình trạng gan to, lách to, hạch nổi, mặt biến dạng rất có thể là biểu hiện thiếu máu ở trẻ, nếu gặp phải tình trạng này phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ chuyên môn.

1.11. Đi cầu phân đen kéo dài

Cùng với các biểu hiện trẻ thiếu máu do thiếu sắt, trẻ có thể bị thiếu máu với các nguyên nhân khác như trẻ bị xuất huyết tiêu hóa cao. Triệu chứng: ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, hay nặng hơn trẻ đi cầu phân đen kéo dài

Ngoài ra trẻ cũng có thể thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa thấp với đi cầu phân kèm máu đỏ tươi lượng nhiều, hoặc phân nhầy kèm ít máu đỏ tươi trong các bệnh lý như, polyp đại trực tràng, thiếu vitamin K, lồng ruột cấp tính, kiết lỵ,...

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện của trẻ thiếu máu khác ít gặp hơn như:

  • Đau đầu: vì lượng máu vận chuyển oxy lên não không đủ khiến trẻ bị đau đầu.
  • Rụng tóc: tế bào, tóc, da, móng cũng có cần thiết của sắt, nhưng thiếu máu thiếu sắt khiến lượng sắt trong cơ thể không thể đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của tóc, móng,.. khiến tóc rụng nhiều.
  • Đau cơ: lượng oxy được vận chuyển tới cơ không đủ chuyển hóa năng lượng để trẻ hoạt động nên cơ thể sẽ chuyển hoá một chu trình năng lượng khác, nó sinh ra acid lactic gây mỏi cơ.

Xem ngay: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

trẻ thiếu máu có biểu hiện gì
Tăng cường sử dụng vitamin C để điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

2 . Điều trị và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em

2.1 Bổ sung sắt cho trẻ dưới 1 tuổi

Sắt trong sữa mẹ thích hợp để trẻ dưới một tuổi hấp thu nhất. Đó là lý do vì sao các bà mẹ thường được khuyên nên cho trẻ bú ít nhất một năm. Với trường hợp trẻ không thể bú mẹ vì lý do nào đó thì nên cho trẻ bổ sung sắt theo tư vấn của bác sĩ.

2.2 Tăng cường sử dụng vitamin C

Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, hãy cho bé hấp thu lượng vừa đủ từ các rau quả ăn hằng ngày như: cam, dưa, dâu tây, bông cải xanh,...

2.3 Bổ sung acid folic và vitamin B12

Acid folic và vitamin B12 cũng là chất cần thiết để tạo hồng cầu, có thể bổ sung nó cho trẻ bắt đầu có biểu hiện thiếu máu từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, sữa, phomai, hàu, cá,..

2.4 Tạo cho trẻ chế độ ăn cân bằng hợp lý

Ngoại trừ việc cung cấp thêm sắt, acid folic, vitamin B12 cho việc tạo máu ở trẻ thì cung cấp cho trẻ các bữa ăn có dinh dưỡng cân đối sẽ giúp trẻ phòng ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ.

2.5 Điều trị bệnh nền

Đối với các trẻ bị thiếu máu do các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, lỵ,... thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý.

2.6 Tẩy giun định kỳ

Trẻ em thường có thể mắc một số loại giun, nó hút lấy chất dinh dưỡng của trẻ làm cơ thể trẻ khó khăn trong việc tạo máu sẽ gây thiếu máu. Vì thế, các bậc phụ huynh nên định kỳ tẩy giun cho trẻ.

2.7 Truyền máu

Phương pháp này được khuyến cáo chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết.

Đối với trẻ bị thiếu máu, khi máu được tạo ra nhiều, oxy và chất dinh dưỡng được vận chuyển đầy đủ đến các cơ quan thì cơ thể trẻ sẽ khỏe mạnh trở lại, nên điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ lấy lại được sức khoẻ dễ dàng.

Trẻ thiếu máu rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu, da xanh xao, cha mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan