Trẻ tập cầm nắm đồ vật: Cột mốc phát triển quan trọng của bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Sau khi bé chào đời, bé có mốc phát triển qua từng giai đoạn khiến cho ba mẹ của bé luôn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một trong những cột mốc đó cần nhắc đến đó là bé tập cầm nắm đồ vật. Vậy thời điểm này, ba mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ có thể phát triển kỹ năng này toàn diện.

1. Vì sao nói kỹ năng cầm nắm đồ vật lại là cột mốc quan trọng

Học cách cầm đồ vật giúp bé có thể chơi và sử dụng tay linh hoạt hơn. Có thể cầm nắm đồ vật cũng là bước đầu tiên trên con đường giúp bé tự ăn, đọc, viết, vẽ và tự chăm sóc bản thân của trẻ.

2. Khả năng cầm nắm của trẻ phát triển như thế nào?

Trẻ sẽ mất ít nhất 1 năm để phát triển khả năng phối hợp nhặt và cầm đồ vật một cách chắc chắn trong tay. Kỹ năng này sẽ phát triển sau khi trẻ được 3 tháng đồng thời sau khoảng thời gian này khả năng phát triển của trẻ có những bước nhảy vọt.

2.1 Trẻ sơ sinh đến khi được 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh được sinh ra với phản xạ cầm nắm. Trong thời gian này, trẻ biết nắm tay và bàn tay của trẻ chủ yếu sẽ nắm lại thành nắm đấm, nhưng bé sẽ sớm biết mở bàn tay ra và có thể nắm vào tay mẹ.

2.2 Khi trẻ được 3 tháng

Ở giai đoạn này trẻ đang phát triển khả năng phối hợp giữa tay và mắt, nhận thấy những thứ bé muốn cầm và cố gắng lấy và cầm lấy chúng.

Trẻ tập cầm nắm
Khi trẻ được 3 tháng, trẻ muốn cầm và cố gắng lấy và cầm lấy chúng

2.3 Khi trẻ được 4 đến 8 tháng

Khi được 4 tháng, bé có thể nhặt các đồ vật lớn.Tuy nhiên, bé sẽ không thể cầm lấy các vật nhỏ như hạt đậu, cho đến khi bé phát triển các ngón tay sẽ trở nên khéo léo hơn.

Đây cũng là giai đoạn trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, vì vậy cha mẹ cần chú ý việc trẻ nhặt đồ đưa vào miệng.

2.4 Khi trẻ được 9 đến 12 tháng

Giai đoạn này trẻ có thể nhặt các đồ vật được dễ dàng hơn so với trước và trẻ đang hoàn thiện khả năng cầm giữ các vật nhỏ tốt hơn.

Ngoài ra, trẻ có thể cầm nắm chắc chắn thìa hoặc nĩa và sử dụng nó vào trong bữa ăn. Một khi có thể nắm bắt mọi thứ, bé sẽ bắt đầu ném đồ vật đi

Khi bé được 18 tháng, khả năng nghệ thuật của bé bộc lộ rõ rệt, và bé sẽ bị mê hoặc với bút màu hoặc những vật dụng có nhiều màu sắc rực rỡ. Khi 3 tuổi, trẻ có thể cầm bút và vẽ hoặc viết chữ nguệch ngoạc.

3. Vai trò của cha mẹ trong việc giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm

Để kích thích phản xạ cầm nắm của bé, bạn hãy thử đặt đồ chơi hoặc đồ vật có màu sắc thu hút trẻ nhưng vị trí đặt sẽ ở xa tầm với của bé đồng thời bạn sẽ tạo điều kiện để khuyến khích bé di chuyển tới và cầm lấy những đồ vật này.

Tuy nhiên, đừng làm bé có cảm giác thất vọng khi đặt đồ vật này ở quá xa mà bé không thể lấy được. Đưa cho bé nhiều đồ vật mà bé có thể dễ dàng cầm nắm, chẳng hạn như khối mềm, vòng nhựa và sách bảng.

Sau đó, khi bé thực hiện các kỹ năng cầm nắm được linh hoạt hơn, thì lúc này bạn hãy khuyến khích bé sử dụng thìa, dĩa trong bữa ăn để bé có thể tự lấy thức ăn. Để tránh trường hợp bé có thể bị nghẹn, bạn nên để các thức ăn cứng (như các loại hạt hoặc cà rốt sống) cách xa bé.

Trẻ cầm nắm đồ vật
Cha mẹ khuyến khích trẻ cầm nắm giúp kỹ năng cầm nắm của trẻ được linh hoạt hơn

Khi trẻ được 18 tháng tuổi, cha mẹ có thể giúp con phát triển kỹ năng này bằng cách hướng dẫn cho trẻ các trò chơi ghép hình,...

Tuy nhiên, khi được 2 đến 3 tháng nếu trẻ vẫn không có vẻ hứng thú với đồ chơi hoặc đồ vật khác, không thể cầm nắm đồ vật, thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ băn khoăn hoặc có nhu cầu tư vấn thăm khám bạn có thể đưa trẻ đến Khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec để được tư vấn và thăm khám bởi các chuyên gia.

Ngoài ra, để giúp trẻ đạt được những cột mốc quan trọng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan