Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch

Nhiều trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch hoặc chảy máu khiến cha mẹ lo lắng. Vậy hiện tượng này có nghiêm trọng không? Nếu bạn cũng lo lắng thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Trẻ sơ sinh rụng rốn khi nào?

Thông thường, quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra từ khoảng ngày thứ 7 - 10 ngày sau sinh mà không cần bất cứ sự can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra thuận lợi thì mẹ cần phải chăm sóc rốn cho con thật khoa học và cẩn thận. Chỉ cần 1 chút bất cẩn thì trẻ có thể gặp phải tình trạng rốn chảy dịch sau khi rụng, có mùi hôi, nhiễm trùng.

2. Sau khi rụng rốn bị chảy dịch có bất thường không?

Hiện tượng sau khi rụng rốn bị chảy dịch thường không xuất phát từ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh của mẹ mà là do bệnh lý. Cụ thể là bé bị chồi hạch rốn (granuloma) với biểu hiện là các mô hạt, các mạch máu nhỏ, các sợi bào. Tình trạng sau khi rụng rốn bị chảy dịch hay rốn sau khi rụng có dịch vàng không quá nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Tuy nhiên nếu mẹ phát hiện muộn thì có thể dẫn đến nhiễm trùng rất cao.

Nếu trẻ rốn sau khi rụng có dịch vàng thì cha mẹ cũng đừng vội lo lắng, hãy xem xét rốn của con thật kỹ. Tình trạng sau khi rụng rốn bị chảy dịch hoặc chảy máu là bình thường nếu:

  • Trước khi rụng rốn thì phần chân có thể hơi ẩm ướt và rỉ chút dịch màu nâu hoặc máu đông ở cuống rốn;
  • Rốn chảy dịch sau khi rụng nhưng không có mủ vàng hoặc mủ xanh và mùi hôi thối;
  • Trẻ sau khi rụng rốn không bị sưng đỏ xung quanh chân rốn;
  • Trẻ sau khi rụng rốn không bỏ bú, không bị sốt và ngủ đủ giấc;

Trong trường hợp sau khi rụng rốn bị chảy máu hoặc dịch và kèm theo các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa Nhi ngay:

  • Trẻ sau khi rụng rốn mà phần chân rốn có mủ vàng hoặc mủ xanh chảy ra;
  • Trẻ sau khi rụng rốn bị chảy dịch và có mùi hôi thối;
  • Trẻ sau khi rụng rốn bị sưng đỏ xung quanh chân rốn;
  • Chỉ cần mẹ chạm nhẹ vào rốn trẻ cũng khóc thét lên;
  • Trẻ sau khi rụng rốn mà phần cuống rốn bị sưng đỏ và chảy máu;
  • Trẻ sau khi rụng rốn bị sốt, bỏ bú sữa và không chịu ngủ.

3. Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn bị chảy dịch là bệnh gì?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy dịch vàng, ướt và có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Nhiễm khuẩn rốn: Biểu hiện bằng tình trạng sau khi rụng rốn bị chảy dịch, có mủ và sưng đỏ. Sau 1 thời gian nếu không được điều trị thì có thể gây chướng bụng, sưng toàn thân và rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Hoại tử rốn: Xảy ra trước hoặc sau khi trẻ bị nhiễm khuẩn rốn. Rốn của trẻ lúc này sẽ bị chảy dịch, có mùi hôi, sưng đỏ và bầm tím, thậm chí là có thể chảy máu.
  • Viêm rốn: Lúc này rốn sau khi rụng có dịch vàng, phù nề. Trẻ có thể quấy khóc và sốt nhẹ.
  • Viêm mạch máu rốn: Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu mẹ không phát hiện sớm và điều trị thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu và gây viêm mạnh.

4. Rốn chảy dịch sau khi rụng chăm sóc như thế nào?

Thường thì trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong khoảng 7-10 ngày và sau 15 ngày thì sẽ liền hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì trẻ cũng sẽ rụng rốn muộn hơn. Nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì không đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần thực hiện vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ như bình thường là được.

Khi chăm sóc, vệ sinh rốn cho trẻ thì mẹ cần lưu ý:

  • Không được tự ý đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì lên rốn trẻ khi còn ướt;
  • Không băng rốn cho trẻ quá kín, quá chật vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng rốn chảy dịch sau khi rụng.
  • Mẹ không được dùng tay cạy vảy hoặc cuống rốn của trẻ khi thấy sắp rụng.
  • Thực hiện vệ sinh và tắm bé theo đúng cách để tránh nhiễm trùng rốn của trẻ.

5. Hướng dẫn vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Để tránh tình trạng rốn sau khi rụng có dịch vàng thì mẹ cần thực hiện vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách, cụ thể:

  • Cần rửa tay thật sạch và lau khô trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ. Nếu có thể thì hãy sát khuẩn tay trước khi đụng vào rốn của trẻ.
  • Hàng ngày cần kiểm tra rốn của trẻ xem có bất thường gì hay không? Mùi lạ, sưng, chảy máu...
  • Mẹ lấy tăm bông tẩm nước muối sinh lý và lau sạch rốn cho trẻ thì chân tới cuống rốn. Sau đó thấm khô bằng bông sạch.
  • Xung quanh cuống rốn trẻ thì tiến hành sát trùng bằng betadine.
  • Khi thay bỉm cho trẻ thì lưu ý không để mép bỉm chạm vào cuống rốn và bít kín phần chân rốn của trẻ.
  • Tuyệt đối không để cuống rốn của trẻ ở trong trạng thái ẩm ướt. Nếu rốn của trẻ bị dính nước thì cần thấm khô ngay.

Tóm lại, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Theo dõi tình trạng rốn sau khi rụng có dịch vàng và cần đưa trẻ đến khám ngay khi có các biểu hiện bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan