Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu sẽ hết?

Trẻ mọc răng có biểu hiện ban đầu là khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và có thể sụt cân. Về lâu dài, bé mọc răng biếng ăn sẽ khiến sức khỏe trẻ bị tác động nghiêm trọng. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu sẽ hết? Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm vấn đề này và có biện pháp chăm sóc trẻ phù hợp.

1. Nguyên nhân bé biếng ăn khi mọc răng

Mọc răng là một phần bình thường của quá trình phát triển đối với trẻ sơ sinh, thường xảy ra khi trẻ từ 6-9 tháng tuổi (có trẻ sớm hoặc muộn hơn). Trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy rằng trẻ gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Mặc dù các triệu chứng không giống nhau ở mọi trẻ em, nhưng có một số triệu chứng được coi là phổ biến. Một trong những triệu chứng này là giảm lượng thức ăn so với trước đó.

Vậy thực tế “trẻ mọc răng có biếng ăn không”, câu trả lời là có thể. Nguyên nhân là do khi trẻ mọc răng, các enzyme trong cơ thể sẽ tập trung vào vị trí răng đang mọc để hỗ trợ quá trình răng sữa nhú ra khỏi nướu. Chính bởi lý do này nên lượng enzyme tiêu hóa thức ăn trong cơ thể sẽ giảm đi, khiến cho bé sắp mọc răng biếng ăn.

Ở một số trẻ, nướu thường bị sưng đau, nổi ban ở cằm, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, rôm sảy... và đa phần, trẻ sẽ tiết nước dãi liên tục để làm dịu nướu bị sưng.

Các răng mọc trên khắp nướu theo từng giai đoạn. Thông thường các răng cửa dưới mọc trước, sau đó là các răng ở giữa trên cùng. Các răng khác sẽ theo sau những tháng tiếp theo.

trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu
Giải đáp trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?

2. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu sẽ hết?

Giống như bệnh tật, quá trình mọc răng có thể có tác động tiêu cực đến sự thèm ăn của trẻ. Hầu hết trẻ đang mọc răng có xu hướng ăn ít thức ăn đặc và bú ít sữa mẹ hoặc sữa công thức hơn. Bạn có thể nhận thấy rằng con không ăn đủ lượng thức ăn bình thường của mình trong mỗi bữa ăn hoặc thậm chí là bỏ qua toàn bộ bữa ăn.

Một đứa trẻ không ăn uống bình thường được có thể trở nên cáu kỉnh. Điều này thường là do trẻ đang trải qua những cơn đói và lượng đường trong máu giảm. Sự cáu kỉnh này có thể dẫn đến quấy khóc, gây áp lực lên đầu và khiến nướu bị tổn thương nặng hơn. Khi cơn đau ở nướu tăng lên, trẻ có thể không muốn ăn vì đau và chu kỳ chảy dãi tiếp tục cho đến khi cơn đau được kiểm soát và trẻ ăn được.

Vậy “trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu sẽ hết”, nhìn chung khoảng thời gian trẻ biếng ăn khi mọc răng không quá dài. Thông thường chỉ đến khi răng của trẻ đã nhú lên khỏi lợi và trẻ đã bớt đau thì sự thèm ăn sẽ sớm trở lại bình thường. Trong thời gian chờ đợi, bạn chỉ cần tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn đặcsữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường.

Tuy nhiên, đôi khi vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bé đi phân lỏng nhiều ngày mà không ăn gì nhiều hoặc nếu bạn nghi ngờ trẻ bị mất nước (biểu hiện bằng số lần đi tiểu trong ngày ít hơn hẳn), hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

3. Bé mọc răng lười ăn phải làm sao?

3.1. Xoa dịu cơn đau cho trẻ

Trước tiên, muốn trẻ ăn uống khá hơn thì việc cần làm của mẹ là xoa dịu những cơn đau bằng cách sau:

  • Xoa nướu bằng ngón tay sạch. Nghe có vẻ phản khoa học nhưng áp lực ngược lên nướu thực sự có thể làm giảm cảm giác khó chịu. Làm ẩm một miếng gạc vô trùng và nhẹ nhàng xoa lên nướu của bé.
  • Bạn có thể ấn vào nướu bằng phần tròn của một chiếc thìa inox sạch đã được ướp lạnh (nhưng lưu ý tránh ngăn đá vì kim loại có thể quá lạnh và dính vào nướu của trẻ).
  • Hoặc làm lạnh một miếng vải ướt đã được ngâm trong nước hoặc sữa mẹ. Để trẻ nhai hoặc dùng ngón tay để mát-xa nướu của trẻ.
  • Nếu trẻ đang ăn thức ăn đặc, hãy cho trẻ ăn thức ăn ướp lạnh để làm tê miệng, ví dụ như đặt trái cây xay nhuyễn vào tủ lạnh trước khi đem cho trẻ ăn.
  • Sử dụng các đồ chơi mọc răng như vòng rắn, không chứa BPA, phthalate, latex và PVC. Các chuyên gia cảnh báo không nên sử dụng đồ chơi có chất lỏng bên trong vì bạn không thể chắc chắn có gì trong đó. Khi trẻ nhai, nguy cơ chất lỏng thoát ra ngoài.
  • Nếu con bạn thức giấc giữa đêm và la hét hoặc vô cùng quấy khóc, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về loại thuốc giảm đau không kê đơn. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất và luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Nếu cơn đau khi mọc răng của trẻ khiến trẻ cáu kỉnh và dường như không có gì hiệu quả, hãy đưa trẻ đi dạo, tắm hoặc đọc truyện cho trẻ nghe.
  • Chảy nhiều nước dãi do mọc răng có thể gây kích ứng vùng da quanh miệng, khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Cố gắng giữ cho khu vực này khô ráo bằng cách lau nước dãi thường xuyên bằng khăn sạch. Nếu cần, hãy thoa kem dưỡng da hoặc kem dạng nước để làm dịu da.
  • Không lạm dụng các loại gel mọc răng vì chúng làm tê nướu tạm thời nhưng cũng có vị rất kinh khủng, làm tê môi và lưỡi, sử dụng quá nhiều gel mọc răng cũng có thể cản trở sự thèm ăn của trẻ.
trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu
Sử dụng các đồ chơi mọc răng như vòng rắn giúp xoa dịu cơn đau cho trẻ

3.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Các mẹ cần nhớ, bé sắp mọc răng biếng ăn chỉ là một giai đoạn hết sức bình thường trong quá trình phát triển của con. Tuyệt đối không ép trẻ ăn, điều này có thể khiến những bữa ăn với con thành cực hình và về lâu dài sẽ khiến con biếng ăn hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng như sau:

  • Chế độ ăn cho trẻ vẫn phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chính (chất bột - chất đạm - chất béo - rau xanh). Mẹ hãy chế biến những món con vẫn thích hàng ngày, nhưng nấu mềm hơn một chút và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, để hạn chế tối đa tình trạng sụt cân.
  • Kết cấu món ăn cần mềm, xay nhỏ, nấu loãng hơn bình thường để trẻ dễ nhai, dễ nuốt. Không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng hay quá đặc.
  • Không cho trẻ ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh không tốt cho quá trình phát triển của răng sữa.
  • Đây cũng là giai đoạn con cần nhiều canxi nhất, mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi như trứng gà, tôm, cá, phô mai, đậu phụ và đậu phộng, quả cam, dâu, quả kiwi... Và vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức như bình thường để bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.

Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan