Trẻ khóc không ra nước mắt có bình thường không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Đặng Thị Ngoan– Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Dự kiến trong vòng vài tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ khóc không có nước mắt. Theo thời gian, đôi mắt của trẻ sẽ trở nên ẩm hơn và cuối cùng bắt đầu tiết nước mắt. Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn chảy nước mắt quá mức mà bạn cho rằng có thể do nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác hoặc nếu trẻ không tiết nước mắt sau 3 tháng tuổi.

1. Trẻ khóc không ra nước mắt có phải là bình thường không?

Trong 2 tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ khóc không ra nước mắt, mắt của trẻ sẽ khá khô, kể cả khi trẻ khóc. Mặc dù trẻ sơ sinh chảy một ít nước mắt từ khi mới sinh, nhưng chúng không đủ để được coi là nước mắt khi khóc.

Ngoài việc không bị chảy nước mắt, bạn có thể nhận thấy rằng mắt của con bạn:

  • Đôi khi giao nhau trong thời gian ngắn hoặc phân kỳ
  • Đỏ hoặc đỏ ngầu (mạch máu bị vỡ trong khi sinh có thể gây xuất huyết dưới kết mạc)
  • Không rõ ràng về màu sắc
  • Trẻ cũng có thể tạm thời bị sưng mí mắt.

Khoảng 2 tuần tuổi, tuyến lệ của bé sẽ bắt đầu tăng sản xuất nước mắt, mặc dù bạn vẫn có thể không nhận thấy nhiều thay đổi.

Thông thường, khoảng từ 1 đến 3 tháng tuổi là lúc trẻ thực sự bắt đầu tiết ra nhiều nước mắt hơn khi khóc, tạo ra những giọt nước mắt mà bạn có thể nhìn thấy được.

Khóc
Tuyến lệ của bé sẽ hoạt động và tiết nhiều nước mắt hơn khi trẻ được 1 đến 3 tháng tuổi

2. Một số trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt ngay có phải là điều bình thường?

Việc trẻ sơ sinh khóc có nước mắt trước khi tuyến lệ của chúng phát triển hoàn thiện là điều hiếm thấy. Nhưng nếu trẻ sơ sinh của bạn được ít nhất 2 tuần tuổi và khóc cạn nước mắt, thì có lẽ trẻ vừa mới đến giai đoạn “khóc thật” trong đời.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý có các nguyên nhân có thể gây chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Tắc ống tuyến lệ

Nếu mắt con bạn thường xuyên chảy nước mắt vào những lúc chúng không khóc, thì nước mắt này của trẻ có thể là do ống tuyến lệ bị tắc.

Khi các ống dẫn nước mắt bị tắc nghẽn, nước mắt sẽ trào ngược lên và tràn vào mắt, khiến người bệnh trông như thường xuyên chảy nước mắt.

Điều này thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và hầu hết các trường hợp ống tuyến lệ bị tắc sẽ tự khỏi vào sinh nhật đầu tiên của trẻ.

Nhiễm trùng

Đôi khi, ống tuyến lệ bị tắc đến mức khóe mắt của con bạn sẽ bị nhiễm trùng. Đây được gọi là bệnh viêm túi lệ (dacryocystitis).

Bệnh lý này có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và cần được điều trị. Vì vậy, nếu mắt con bạn cũng bị sưng, đỏ hoặc có mủ, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế sớm để được điều trị kịp thời.

Virus và vi khuẩn

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh do virus, như cảm lạnh, hoặc thậm chí đau mắt đỏ (viêm kết mạc).

Điều này đặc biệt có thể xảy ra nếu nước mắt có kèm theo mẩn đỏ hoặc tiết dịch. Đau mắt đỏ không phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng có thể gây ra tình trạng nghiêm trọng. Gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu trẻ sơ sinh của bạn bị đau mắt đỏ kèm theo tiết dịch.

viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước mắt ngay ở trẻ sơ sinh

Trẻ khóc nhưng chỉ ra nước mắt ở một bên

Đây rất có thể là do ống tuyến lệ bị tắc hoặc đỏ mắt (pink eye). (Cảm lạnh hoặc bệnh do virus gây ra sẽ chảy nước mắt ở cả hai mắt.)

Về sự khác biệt giữa hai loại này, ống tuyến lệ bị tắc sẽ gây ra chảy nước mắt nhưng thường không có các triệu chứng khác, trong khi đỏ mắt đi kèm với chất nhờn và mắt bị đỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ không tiết nước mắt

Nếu em bé của bạn được vài tháng tuổi và vẫn không tiết ra nước mắt thật khi khóc, thì thường đó chỉ là sự chậm trễ trong phạm vi bình thường. Nhưng có thể có lý do bệnh lý tiềm ẩn cho sự chậm trễ này, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu con bạn ở trong trường hợp này.

Nếu trước đó con bạn đã khóc ra nước mắt nhưng sau đó cũng khóc nhưng lại không ra nước mắt, đó có thể là dấu hiệu bé bị mất nước. Triệu chứng này thường đi kèm với các triệu chứng khác, như nôn ói, tiêu chảy hoặc bú kém.

Đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đủ chất lỏng (từ sữa mẹ hoặc sữa công thức) mỗi ngày. Các dấu hiệu sớm của tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Giảm số tã cần thay
  • Lơ mơ
  • Cáu gắt
  • Giảm nước mắt khi khóc

Tình trạng mắt nghiêm trọng

Bạn có thể nghĩ rằng việc thiếu nước mắt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn về mắt, như đục thủy tinh thể, mắt lười (lazy eye), tăng nhãn áp hoặc u nguyên bào võng mạc (retinoblastoma). Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy khô mắt là dấu hiệu của những tình trạng này.

Tất cả những tình trạng này đều có các triệu chứng khác mà bác sĩ nhi khoa sẽ phát hiện khi thăm khám cho bé.

Khám cho trẻ
Nên cho bé đi khám nhi khoa để được chẩn đoán chính xác về tình trạng mắt của trẻ

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có tính chất gia đình (Familial dysautonomia), đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp, có thể gây thiếu nước mắt, mặc dù đây không phải là một tình trạng cụ thể về mắt. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thiếu trương lực cơ
  • Khó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
  • Nhiễm trùng thường xuyên ở phổi
  • Khó cho ăn

Khi nào đưa trẻ đến cơ sở Y tế?

Nếu trẻ sơ sinh của bạn còn rất nhỏ, như dưới 1 tháng tuổi, việc khóc không ra nước mắt là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn nên liên hệ với bác sĩ để biết xử lý ở các bước tiếp theo nếu bé:

  • Không chảy nước mắt khi trẻ được 2 hoặc 3 tháng tuổi;
  • Chỉ bị chảy nước mắt ở một bên mắt và có thể nhìn thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, chảy mủ hoặc dịch bất thường, hoặc sưng tấy;
  • Có bất kỳ đặc điểm bất thường về mắt, như đồng tử đổi màu hoặc thuỷ tinh thể bị đục

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

61.6K

Dịch vụ từ Vinmec