Trẻ em ăn gì để hết táo bón?

Táo bón ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể đến từ những nguyên nhân phổ biến như ăn không đủ chất xơ. Do đó, khi trẻ táo bón cha mẹ tích cực cho trẻ ăn nhiều rau hơn bình thường. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng cho mọi trường hợp, vì táo bón còn liên quan đến các vấn đề khác như chế độ vận động, hàm lượng nước đưa vào cơ thể theo nhu cầu...

1. Táo bón ở trẻ em và nguyên nhân

Táo bón ở trẻ xuất hiện với tình trạng trẻ có tần suất đại tiểu tiện ít hơn so với tiêu chuẩn, hình thái của phân rắn, khô và khoảng cách giữa các lần đi đại tiểu tiện khá dài. Số lần đại tiện của trẻ thường ít nhất một lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi lần trẻ đi với số lượng phân rất ít và khô hoặc trẻ có thể gặp cảm giác đau rát trong khi đại tiện, hậu môn sưng đỏ, rớm máu... thì đây có thể là dấu hiệu táo bón ở trẻ em.

Lý do gây táo bón ở trẻ

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể sẽ khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ xuất hiện. Cha mẹ thường cho trẻ ăn thức ăn đặc, rắn đồng thời uống rất ít nước và sữa, như vậy sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cho trẻ dễ bị táo bón. Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ bổ sung cho trẻ thiếu hoặc thừa chất xơ cũng sẽ gây nên tình trạng táo bón. Đối với trường hợp trẻ mắc chứng táo bón sơ sinh, nguyên nhân có thể xuất phát từ người mẹ cũng bị táo bón, từ đó gây nên ảnh hưởng đến trẻ thông qua nguồn sữa.
  • Sử dụng sữa công thức không đúng theo hướng dẫn về liều lượng và cách thức sẽ khiến cho trẻ gặp phải tình trạng táo bón. Cha mẹ có thể tự ý thay đổi công thức pha sữa hoăc sai tỷ lệ giữa sữa và nước sẽ gây nên tình trạng táo bón ở trẻ em.
  • Trẻ có thói quen nhịn đi vệ sinh: Trẻ đi mẫu giáo thường có tâm lý nhút nhát, sợ hãi nên dễ dẫn đến tình trạng nhịn đi đại tiểu tiện. Ngoài ra, nguyên nhân có thể do trẻ mải chơi, không quen nhà vệ sinh, sợ bẩn,.. cũng làm cho trẻ hình thành thói quen nhịn đi vệ sinh. Khi trẻ hình thành thói quen xấu này có thể làm cho phân bị tích tụ và lâu ngày sẽ khiến cho việc đi đại tiểu tiện của trẻ trở nên khó khăn.
  • Trẻ bị căng thẳng và ít tham gia hoạt động vận động có thể gây nên sự hạn chế khả năng bài tiết và đào thải độc tố của cơ thể.
  • Trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho trẻ dễ bị táo bón. Một số triệu chứng bệnh liên quan đến tình trạng táo bón của trẻ như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp...
  • Táo bón ở trẻ có thể liên quan đến một số bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng cấp và mãn tính hoặc những bất thường về đường ruột, bệnh lý xung quanh hậu môn, bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn điện giải trong máu...
trẻ em ăn gì để hết táo bón
Nhiều phụ huynh đang có thắc mắc như trẻ em ăn gì để hết táo bón

2. Những loại thực phẩm trong chế độ ăn giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón

Ăn gì để trẻ không bị táo bón? hay trẻ em ăn gì để hết táo bón luôn là câu hỏi mà cha mẹ nào cũng quan tâm. Việc lựa chọn thực phẩm chế biến thức ăn của trẻ cũng sẽ có thêm các tiêu chí cao hơn giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Một số loại thực phẩm có thể giúp trẻ trong tình huống này:

  • Rau mồng tơi. Loại rau có tình hàn, đồng thời giúp lợi tiểu và thải độc rất tốt. Hơn nữa, rau có chứa hàm lượng chất nhầy pectin khá phong phú giúp cho hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động dễ dàng hơn, kích thích nhu động ruột có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và giúp đẩy phân ra ngoài trong quá trình đại tiểu tiện.
  • Rau dền đỏ có vị thanh mát, giải nhiệt, lợi tiểu và còn có cả tác dụng sát khuẩn. Nên rau dền đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến thận, lỵ, táo bón ở trẻ em.
  • Bông cải xanh có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, và còn giúp tăng thể tích của phân giúp cho trẻ đi đại tiện được dễ dàng hơn. Hơn nữa, bông cải xanh còn chứa thành phần dinh dưỡng khá phong phú như vitamin C, vitamin K, folate ... rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
  • Khoai lang được xếp vào danh sách thực phẩm mà trả lời được hầu hết các câu hỏi của bậc phụ huynh: cho bé ăn gì để hết táo bón. Thành phần trong khoai lang có chứa nhiều chất xơ không hòa tan ở dạng cellulose và lignin. Cả hai chất này đều giúp tăng trọng lượng của phân tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đi đại tiện được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa hàm lượng chất xơ và pectin mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá của trẻ.

Ngoải hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động trơn tru thì khoai lang còn cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển. Và cha mẹ có thể sử dụng khoai lang trong bữa ăn hàng ngày của trẻ với các phương pháp chế biến khác nhau như hấp, luộc, nướng hoặc ninh và nghiền để nấu canh, nấu cháo.

  • Chuối chín được xem như loại trái cây có thành phần dinh dưỡng khá phong phú và đặc biệt được sử dụng nhiều cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Chuối còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như kali, acid folic, vitamin B6, pectin... và có chứa khoảng 12% chất xơ cần thiết mỗi ngày. Chuối còn giúp kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện tình trạng táo bón.
cho bé ăn gì để hết táo bón
Cho bé ăn gì để hết táo bón, cha mẹ có thể sử dụng chuối để chế biến

  • Táo cung cấp khoảng 17% lượng chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan giúp cơ thể có thể cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong táo có chứa hàm lượng pectin khá dồi dào giúp cho phân trở nên mềm hơn và giảm thời gian phân di chuyển trong ruột mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Trái bơ có chứa hàm lượng chất xơ khá cao và cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Hơn nữa trái bơ còn được biết như thực phẩm vàng trong chế độ ăn của trẻ với hàm lượng chất dinh dưỡng đặc biệt, đặc biệt hàm lượng acid béo không no đơn trong thành phần dinh dưỡng của trái bơ.
  • Các loại đậu đỗ có chứa cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều giúp làm cho phân của trẻ mềm hơn, tăng chuyển động của nhu động ruột, giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón.
  • Ngũ cốc nguyên hạt ngoài chứa nhiều chất xơ còn cả thành phần carbohydrate phức tạp. Ngũ cốc được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp giảm nhanh chóng chứng táo bón.

Bên cạnh những loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ ngăn ngừa được tình trạng táo bón, thì cha mẹ cũng nên biết và tránh một số thực phẩm sẽ không mang lại lợi ích cho trẻ trong việc cải thiện tình trạng táo bón như: thịt đỏ có thành phần dinh dưỡng khá nhiều chất đạm và chất béo. Khi trẻ sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này có thể dẫn tới thừa chất, cùng với hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển toàn diện nên sẽ phải làm việc quá so với tiêu chuẩn. Hoặc các loại ngũ cốc đã qua chế biến có hàm lượng tinh bột nhiều và hàm lượng chất xơ bị mất đi khá nhiều.

Táo bón có thể thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện. Nên cha mẹ cần có những kiến thức về chăm sóc đặc biệt dinh dưỡng để giúp nuôi dưỡng trẻ phát triển một cách tốt. Đồng thời tránh những tình tráo táo bón năng gây nhiều hệ luỵ cho sức khỏe của trẻ như viêm ruột, trĩ, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá...Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải tạo môi trường thuận lợi cho trẻ tăng cường vận động giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Đồng thời khuyến khích trẻ sử dụng nước theo nhu cầu khuyến nghị.

Để hạn chế việc trẻ nhỏ bị táo bón cũng như phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

645 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan