Trẻ 22 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bước vào giai đoạn 22 tháng tuổi, trẻ không chỉ có thể nói chuyện một cách mạch lạc, mà còn thể hiện được cảm xúc trong từng câu nói. Đây là giai đoạn tính cách trẻ được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Tuy nhiên, để giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện các phụ huynh cần có những kiến thức về chế độ dinh dưỡng cùng như cần biết chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

1. Giai đoạn trẻ 22 tháng tuổi phát triển như thế nào?

1.1. Chiều cao, cân nặng của trẻ 22 tháng tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế giới, chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 22 tháng tuổi là:

● Các bé gái 22 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 81,7cm. Cân nặng trung bình đạt 10,4 kg.

● Các bé trai 22 tháng tuổi: Chiều cao trung bình cần đạt 83,2cm. Cân nặng trung bình đạt 11,1 kg.

Trẻ nhỏ 2 tuổi
Cân nặng của trẻ 22 tháng tuổi trung bình 10,4 đến 11,1kg

1.2 Khả năng vận động

Khi trẻ 22 tháng tuổi, khả năng vận động của trẻ vẫn phát triển, tuy nhiên có phần chậm lại so với trước đó. Ở những tháng trước trẻ hào hứng, thích thú khi được tự đi, thì giai đoạn này trẻ lười đi hơn, hay đòi hỏi được người thân trẻ.

Đây là thời điểm trẻ thể hiện tay thuận của mình, thông qua cách chơi. Nếu trẻ thuận tay trái, thay vì con đổi tay, mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng thành thục cả hai tay.

1.3 Sự phát triển về nhận thức và cảm xúc

Trẻ 22 tháng tuổi đã có ý thức về hành động của mình, vì vậy cha mẹ có thể hướng dẫn tập cho trẻ làm những việc đơn giản như cất gọn đồ chơi, rửa tay trước khi ăn cơm,...

22 tháng tuổi cũng là lúc trẻ thể hiện cảm xúc mạnh mẽ nhất, giận giữ, cáu, buồn chán, thích chơi với bạn thay vì chơi một mình như trước đây.

Thời gian này cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ, thay vì la mắng trẻ.

2. Dinh dưỡng cho trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng tuổi gần như đã mọc đủ răng, tuy nhiên không vì thế mà cho trẻ ăn thoải mái các thực phẩm. Vẫn cần thái nhỏ thực phẩm để trẻ dễ ăn, dễ nuốt, tránh bị nghẹn do kích thước thức ăn to.

Ngoài 3 bữa chính, cha mẹ cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ để bù đắp năng lượng trong quá trình vận động trong ngày của trẻ như cho uống nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, hoa quả, bánh quy,...

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các bữa phụ để bù đắp năng lượng tiêu hao trong các trò vận động của trẻ như: Snack, bánh bích quy, nước ép, sữa tươi, sữa chua, hoa quả tươi.

Cần đặc biệt lưu ý nên cho trẻ ăn hoa quả sau bữa ăn chừng 20 phút, hạn chế cho trẻ ăn hoa quả trước lúc đi ngủ vì chúng sẽ không tốt cho men răng của trẻ.

Tập cho trẻ thói quen luôn ăn sáng đủ, vì đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Nguồn thực phẩm hàng đầu của chất sắt cần bổ sung để xương trẻ phát triển, chắc khỏe cũng là thực phẩm cần bổ sung nhiều trong bữa ăn bao gồm thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại rau có chứa chất sắt và vitamin C (vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có nguồn gốc thực vật ).

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Tập cho trẻ thói quen luôn ăn sáng đủ, vì đây là bữa quan trọng nhất trong ngày

3. Trẻ 22 tháng tuổi nên uống sữa gì?

Trẻ 22 tháng tuổi vẫn cần được cung cấp đủ 500ml hàng ngày. Theo nghiên cứu, tốt nhất, mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ khi trẻ 18 – 24 tháng. Ngoài sữa mẹ, có thể cân nhắc chọn lựa các loại sữa ngoài có các dưỡng chất thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: DHA, ara, lutein, taurine giúp trẻ phát triển trí não; canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển chiều cao; prebiotic giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa táo bón

4. Chăm sóc răng miệng cho trẻ 22 tháng tuổi

Trẻ 22 tháng tuổi răng gần như đã mọc đủ, nhưng răng còn mềm yếu, cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, tuy nhiên vẫn nên cho ăn cơm nát. Đồng thời, cho trẻ ăn các thức ăn mềm để ăn uống dễ dàng hơn.

Cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.

Răng giai đoạn này đã mọc nhiều, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập thói quen đánh răng hằng ngày. Chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.

Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Không cho trẻ dùng sản phẩm kem đánh răng người lớn vì thường có chứa flour cao, không tốt cho men răng trẻ nhỏ.

Cha mẹ đóng cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đối với trẻ 22 tháng tuổi. Hy vọng với bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ yêu trong giai đoạn 22 tháng tuổi cũng như lựa chọn được chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đã mọc răng
Trẻ 22 tháng tuổi răng gần như đã mọc đủ

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan