Trẻ 14kg uống hạ sốt bao nhiêu mg?

Không giống như người lớn, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là liều dùng và khoảng cách an toàn giữa các lần sử dụng. Tùy theo từng độ tuổi và cân nặng để lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn thuốc hạ sốt là thuốc gì, liều thuốc hạ sốt cho trẻ em bao nhiêu là phù hợp, và ở trẻ 14kg uống hạ sốt bao nhiêu mg.

1. Những loại thuốc hạ sốt phổ biến hiện nay

Thuốc hạ sốt là một trong những loại thuốc thiết yếu trong tủ thuốc mỗi gia đình và có thể tự dùng tại nhà.

Thuốc hạ sốt là thuốc không cần kê đơn, hiện nay thuốc gồm 3 nhóm chính:

  • Salicylate: aspirin, choline salicylate..., có tác dụng hạ sốt, giảm đau từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như nhức đầu, đau cơ, đau răng, cảm cúm thông thương. Aspirin đôi khi cũng được dùng như thuốc giảm đau nhức do viêm khớp. Thành phần salicylate có tác dụng ngăn chặn một số hoạt chất trong cơ thể sản sinh gây đau nhức. Khuyến cáo nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc chứa salicylate cho trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Paracetamol: là hoạt chất phổ biến và thông dụng được dùng để giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mắt, cảm cúm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, naproxen và ketoprofen. Đây là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol và thời gian hạ sốt dài. Nhưng lưu ý, khi dùng dùng Ibuprofen cần theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên và khuyến cáo nên có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, vì thuốc hạ sốt ibuprofen có nhiều tác dụng phụ.

Nên lưu ý, tác dụng của thuốc hạ sốt chủ yếu là giúp hạ sốt nhanh ngay tại thời điểm nhiệt độ cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, nếu chưa tìm được nguyên nhân gây ra sốt cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Mặc dù đây là những thuốc khá an toàn và có thể tự sử dụng tại nhà nhưng nếu không chú ý mà sử dụng bừa bãi có thể gây ra tác dụng không mong muốn, nhất là với đối tượng trẻ em và người cao tuổi. Tham khảo liều dùng phù hợp bên dưới.

2. Cách chọn và sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp

2.1. Cách chọn thuốc hạ sốt phù hợp

Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn. Trong đó sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.

2.2. Cách sử dụng thuốc hạ sốt

Nguyên tắc cơ bản, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống. Tuy nhiên cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.
  • Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,50C.
  • Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

Xử lý khi quên liều:

Thông thường, thuốc hạ sốt paracetamol sẽ chỉ được sử dụng khi cần thiết cho trẻ em nên không có lịch dùng thuốc cụ thể. Nếu bạn cần phải sử dụng thuốc thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến với thời gian sử dụng liều kế tiếp nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều mà bạn đã quên.

Xử trí khi quá liều:

Trường hợp nhận thấy những biểu hiện quá liều paracetamol, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu ngộ độc paracetamol bao gồm:

Sau đó, các triệu chứng nặng hơn có thể xuất hiện như đau dạ dày trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng.

3. Trẻ 14kg uống hạ sốt bao nhiêu mg?

Đối với mỗi độ tuổi của trẻ thì sẽ có một liều lượng thích hợp thuốc hạ sốt nên dùng. Câu hỏi đặt ra là trẻ nặng 14kg thì uống bao nhiêu là hợp lý?

Theo quy định của các công ty dược thì với thuốc hạ sốt dạng bột sẽ có liều lượng, cách dùng như sau:

  • Với trẻ có cân nặng dưới 12kg, nghĩa là trẻ dưới 1 tuổi thì dùng gói hạ sốt 80mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội theo hướng dẫn có ghi ở mỗi gói rồi cho trẻ uống.
  • Với trẻ có cân nặng từ trên 12kg dùng gói hạ sốt hàm lượng 250mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội cho trẻ uống.

Đối với dạng thuốc bột này, trẻ sẽ dễ hấp thu hơn. Liều dùng cũng vừa phải, không cần dùng đến liều cao. Miếng dán hạ sốt và viên đạn chỉ nên dùng trong trường hợp trẻ sốt cao, có biểu hiện nôn ói và không thể uống thuốc được.

Dạng thuốc đạn được bào chế với các hàm lượng là 80mg, 150mg và 300mg. Liều lượng cụ thể được quy định như sau:

  • Với trẻ từ 1 đến 5 tháng tuổi, có cân nặng trên dưới 6 kg thì dùng viên có hàm lượng 80mg.
  • Với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, có cân nặng đến 12kg thì dùng viên đạn 150mg.
  • Với trẻ trên 1 tuổi tương ứng cân nặng từ 12 kg trở lên thì dùng viên đạn 250mg.

4. Một số lưu ý khi dùng hạ sốt cho trẻ

Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, phải uống thuốc đúng liều lượng.

Đối với trẻ em, mỗi ngày nên dùng 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ. Không nên cho trẻ uống hạ sốt quá số liều quy định sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ.

Nên đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên khi trẻ bị sốt và nhất là trước và sau khi uống hạ sốt để xem sự tác dụng của thuốc và phản ứng của cơ thể trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu mệt li bì, sốt dai dẳng 3 ngày không giảm và nhiệt độ cơ thể quá cao thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Trường hợp trẻ dùng hạ sốt nhưng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt thì có thể cho trẻ dùng tiếp một liều cách sau đó 30 phút. Nếu vẫn không có tác dụng nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Cần lưu ý các trường hợp có biểu hiện dị ứng, phải ngay lập tức ngưng thuốc. Nếu trẻ bị viêm gan vàng da do tắc mật cũng không được dùng thuốc mà nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, đã giúp cha mẹ biết cách sử dụng thuốc cho trẻ để làm sao được an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ nhằm được tư vấn chuyên sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

116.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan