Trẻ 10 tháng chậm tăng cân, phải làm sao?

Khi con được 10 tháng tuổi, nhiều cha mẹ cảm thấy cân nặng của con không có sự chuyển biến tích cực và thường lo lắng tình trạng trẻ chậm tăng cân. Vậy nguyên nhân chậm tăng cân là do chế độ ăn, sự phát triển hay việc bổ sung các dưỡng chất của trẻ còn thiếu.

1. Lý do trẻ 10 tháng tuổi chậm tăng cân ?

Bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì đang là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ, nhất là khi trẻ được 10 tháng tuổi. Khi trẻ được 10 tháng tuổi, hầu hết các bé gái nặng trung bình từ 7,2 - 9,6kg và chiều cao khoảng 72cm, trong khi các bé trai nặng khoảng 8,2 - 10,3kg và chiều cao khoảng 74 cm.

Theo như Bệnh viện Nhi đồng Hasbro Hoa Kỳ ước tính rằng trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi cần 90 đến 120 calo cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, hoặc khoảng 41 đến 55 calo cho 450 gam trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Một em bé được đánh giá là chậm tăng cân khi cân nặng của trẻ dưới mức trung bình theo giới tính như đã đề cập ở trên. Nhưng để chẩn đoán chính xác con bạn có chậm tăng cân hay không thì trẻ cần được đưa đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi.

Khi con bạn được 10 tháng tuổi, lượng sữa tiêu thụ của trẻ đã ít hơn thông thường chỉ dao động trong khoảng 500 - 700ml sữa mỗi ngày, 700 gam tinh bột, 30 gam chất đạm, 10 ml dầu ăn, 30 gam rau xanh và trái cây... Trẻ không được bổ sung đủ lượng chất rất dễ dẫn đến tình trạng chậm tăng cân hay tệ hơn là còi xương, suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên còn có những nguyên nhân khác nữa như:

  • Nhiễm trùng: Bất kỳ bệnh tật, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến giảm cân tạm thời. Nhiễm trùng miệng hoặc thậm chí nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng bú của bé.
  • Trào ngược dạ dày thực quản hoặc một vấn đề tiêu hóa: Tình trạng trào ngược liên tục có thể khiến việc bú của bé khó chịu và giảm nhu cầu bú.
  • Một tình trạng y tế như hở hàm ếch hoặc tưa lưỡi khiến trẻ khó bú hơn.
  • Trong những tháng sau đó, con bạn có thể gặp khó khăn khi cai sữa bằng thức ăn đặc, nghĩa là bé không nhận được tất cả lượng calo cần thiết để tăng cân.
  • Sai lầm trong chuẩn bị đồ ăn cho trẻ: Chỉ cho trẻ ăn phần nước của các món hầm, không sử dụng dầu mỡ trong nấu ăn, không cho trẻ ăn cân bằng giữa các nhóm chất.
  • Hay chỉ đơn giản là trẻ chậm tăng cân bẩm sinh. Khi tất cả các giải thích khác đã được loại trừ, có thể là trường hợp bé tăng cân với tốc độ chậm hơn một chút so với mức trung bình.

2. Trẻ 10 tháng chậm tăng cân, phải làm thế nào?

Nhiều bà mẹ gặp khó khăn trong việc giúp con tăng cân phù hợp. Vậy khi trẻ chậm tăng cân cần bổ sung gì? Lượng thức ăn cùng với thức ăn có hàm lượng calo cao đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Thức ăn mà bạn cung cấp cho bé phải giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng calo cao để tạo điều kiện cho bé tăng cân lý tưởng và phát triển đúng cách. Khi bé tăng cân lý tưởng, điều đó cho thấy bé đã thích nghi tốt với môi trường bên ngoài.

Tăng cân kém thường dẫn đến mệt mỏi, chỉ số thông minh thấp và khả năng miễn dịch kém ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ phải đảm bảo rằng em bé đang phát triển theo các mốc tăng trưởng và tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng calo cao. Trẻ nhỏ nói chung có tỷ lệ trao đổi chất cao so với người lớn và cần một chế độ ăn nhiều calo để hỗ trợ nhu cầu của cơ thể. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong sáu tháng đầu tiên. Tuy nhiên, một khi giai đoạn ăn dặm bắt đầu, điều quan trọng là phải giới thiệu các loại thực phẩm giàu calo để bổ sung cho con ngoài sữa mẹ.

Mách bạn một số loại thực phẩm giàu calo giúp trẻ 10 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng:

  • Bơ (135 calo trong 1 muỗng canh): bơ là những nguồn giàu chất béo, vitamin Avitamin E. Thêm bơ sữa hoặc bơ vào các món ăn mà bạn chế biến cho đứa con của mình có thể giúp tăng cường sự phát triển của não và cơ thể.
  • Chuối (110 calo trong 1 quả chuối vừa): Được tăng cường vitamin B12, vitamin B6, sắt, phốt pho, protein và carbohydrate, bản thân chuối là một loại thực phẩm lành mạnh, cung cấp rất nhiều calo trong mỗi khẩu phần và hoàn hảo cho trẻ sơ sinh. Nó có thể được cắt lát, cắt hạt lựu và thậm chí xay nhuyễn.
trẻ 10 tháng chậm tăng cân
Trẻ 10 tháng chậm tăng cân cha mẹ có thể bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày

  • Phô mai (40 calo/10 gam): Phô mai có thể được sử dụng như một loại topping để trộn với các loại thực phẩm khác mục đích làm cho chúng ngon hơn và tốt cho sức khỏe của bé. Phô mai rất giàu protein, canxi, vitamin B2, vitamin B12, phốt pho và magie.
  • Trứng (78 calo mỗi quả trứng) : Các mẹ có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng từ 8 tháng tuổi trở lên để tránh các phản ứng dị ứng. Trứng là nguồn cung cấp năng lượng của protein, chất béo và khoáng chất. Nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng khi trẻ được 1 tuổi.
  • Khoai tây (166 calo/ cốc khoai tây luộc): Khoai tây rất giàu carbohydrate và bé có thể dễ dàng tiêu hóa. Chúng có thể được luộc, chiên, xay nhuyễn và nghiền rất đa dạng. Có thể cho trẻ ăn khoai tây nghiền khi trẻ được bảy tháng tuổi sau khi bắt đầu cai sữa. Bạn cũng có thể sử dụng khoai lang thay thế vì một chén khoai lang cung cấp 114 calo và các bé rất thích hương vị của khoai lang
  • Cá béo (20 - 140 calo/10 gam tùy từng loại cá được chọn lựa): Cá được coi là một nguồn giàu lipoprotein thiết yếu, axit béo omega-3 và protein. Bạn có thể cho bé ăn cá xay nhuyễn từ tám tháng trở đi. Ruốc cá rất dễ cho bé gắp và ăn. Chúng có thể được thêm vào các loại thực phẩm khác và trộn đều. Cá hồi, cá tuyết, cá da trơn là một số giống cá tuyệt vời cho sự lựa chọn cho con bạn.
  • Các loại hạt và trái cây khô (hạnh nhân 57 calo/1- gam; hạt điều 55 calo/10 gam): Thêm các loại hạt vào chế độ ăn của trẻ nhẹ cân có thể giúp trẻ tăng cân và hỗ trợ phát triển trí não tốt hơn. Bạn có thể cho trẻ sơ sinh không bị dị ứng với hạt hạnh nhânhạt điều sau khi trẻ được sáu tháng tuổi. Chúng có thể được nghiền thành bột trong máy xay và thêm vào thức ăn xay nhuyễn của bé để tăng thêm hương vị và có lợi cho sức khỏe. Đối với trẻ sơ sinh bị dị ứng, tốt nhất nên đợi cho đến khi chúng được hai tuổi trở lên
  • Sữa chua nguyên chất béo (80 calo/10 gam): Chúng là thực phẩm có hàm lượng calo cao và các đặc tính probiotic giúp cải thiện tiêu hóa. Sữa chua nguyên chất béo cũng là một nguồn cung cấp protein và vitamin D.
  • Các loại ngũ cốc (250 calo/100gam ngũ cốc hỗn hợp): Thực phẩm có hàm lượng calo cao như gạo, kê và bột yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ, protein và carbohydrate tuyệt vời cho em bé. Cơm là một trong những thực phẩm ít gây dị ứng nhất cho bé. Bạn có thể bắt đầu với nước vo gạo khi được sáu tháng tuổi và chuyển sang cho ăn cháo yến mạch hoặc cháo kê và bánh kếp. Chúng cung cấp một bữa ăn no và nhiều năng lượng cho trẻ
  • Gà (17 calo/10gam): Đây là những thực phẩm giàu protein và là thực phẩm có hàm lượng calo cao có thể làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng,... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng con chậm tăng cân có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại.

3. Công thức một số món cho trẻ 10 tháng tuổi chậm tăng cân

Dưới đây là một số món ăn giúp các bậc cha mẹ dễ dàng chuẩn bị được bữa ăn phù hợp cho bé và không còn lo lắng về bé biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì.

3.1. Cháo trứng khoai lang

Nguyên liệu

  • 1 bát cháo trắng
  • 20 gam khoai lang
  • 1 quả trứng gà
  • Dầu oliu

Thực hiện

  • Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, rửa lại lần nữa rồi đem băm nhỏ cho vào nấu cùng cháo trắng
  • Khi cháo và khoai cùng chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều
  • Đun sôi nồi cháo lại trong 3 - 4 phút rồi tắt bếp
  • Múc cháo ra bát cho thêm thìa dầu oliu để nguội bớt là có thể ăn được

3.2. Cháo tôm cải bó xôi

Nguyên liệu

  • 1 bát cháo trắng
  • 30 gam tôm
  • 10 gam cải bó xôi (chỉ lấy phần lá)
  • Dầu ăn

Thực hiện

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ, lấy chỉ thân, bỏ phần đầu. Đem hấp chín, phần thịt giã nhỏ rồi xào sơ qua với chút dầu ăn
  • Lá cải bó xôi rửa sạch, băm nhỏ
  • Cho phần cải bó xôi và tôm vào xào chín
  • Đun sôi cháo trắng rồi cho cải và tôm vào khuấy đều
  • Sau khi sôi lại thì tắt bếp múc ra bát để nguội bớt là dùng được

3.3. Cháo yến mạch, bí đỏ, cá hồi

Nguyên liệu

  • 40 gam yến mạch
  • 25 gam cá hồi
  • 20 gam bí đỏ
  • 1 hộp sữa tươi không đường

Thực hiện

  • Yến mạch rửa sạch rồi ngâm với nước lọc trong 5 - 7 phút cho mềm
  • Cá hồi rửa sạch, lọc bỏ phần da. Ngâm miếng cá trong sữa tươi không đường trong khoảng 20 phút
  • Đem miếng cá hấp với gừng cho đỡ tanh. Cá chín thì đem gỡ phần thịt và băm nhuyễn
  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhỏ
  • Cho yến mạch đã ngâm mềm vào nồi cùng 1 ít nước, đun sôi cho chín
  • Cho phần cá hồi, bí đỏ vào nồi rồi đun thêm 5 phút nữa cho sôi rồi tắt bếp
  • Múc cháo ra bát để nguội bớt là có thể ăn được
con chậm tăng cân
Con chậm tăng câ, cha mẹ có thể bổ sung cháo yến mạch, bí đỏ, cá hồi

3.4. Cháo thịt heo rau ngót

Nguyên liệu

  • 1 bát cháo trắng
  • 30 gam thịt lợn nạc
  • 30 gam rau ngót
  • Dầu ăn

Thực hiện

  • Thịt lợn rửa sạch, băm nhuyễn
  • Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn
  • Cho thịt băm vào xào sơ rồi đổ cháo vào khuấy đều, đun sôi. Đun thêm 5 phút để thịt chín nhừ
  • Cho rau ngót vào khuấy đều, đun thêm 2 - 3 phút nữa
  • Múc cháo ra bát cho thêm thìa dầu ăn để nguội bớt là có thể ăn được

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp cha mẹ có được lời giải đáp cho vấn đề con chậm tăng cân.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan