Thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh tương đối hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc bị lây nhiễm từ người khác. Khi trẻ bị thủy đậu vì bất cứ lý do gì thì gia đình cũng cần có kiến thức trong việc chữa trị và phòng bệnh cho trẻ.

1. Nguyên nhân trẻ bị mắc thủy đậu

  • Do yếu tố bẩm sinh: Trẻ bị thủy đậu bẩm sinh là hiện tượng trẻ bị mắc thủy đậu sau khi được sinh ra mặc dù không tiếp xúc với bất cứ nguồn lây nhiễm nào. Lý do dẫn đến việc trẻ bị thủy đậu bẩm sinh có thể là do mẹ bị thủy đậu trong khi mang thai. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị thủy đậu thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như gây ra hiện tượng sảy thai, bại não,...
  • Do bị lây nhiễm: Tương tự như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể bị thủy đậu khi tiếp xúc với mầm bệnh qua tiếp xúc da và qua đường hô hấp. Vì vậy, nếu mẹ bị thủy đậu sau khi sinh thì hoàn toàn có khả năng sẽ truyền sang cho bé.
Bị thủy đậu khi mang thai: Điều trị thế nào?
Thủy đậu trong thời kỳ mang thai của người mẹ

2. Thủy đậu có nguy hiểm không?

Trẻ bị thủy đậu nếu không được điều trị hoặc để xảy ra biến chứng thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe như bội nhiễm và nguy hại hơn là có thể dẫn đến tử vong. Nếu trẻ bị thủy đậu bội nhiễm, các mụn nước sẽ ăn sâu và khó điều trị, nguy cơ để lại các sẹo lớn rất cao. Mặc dù tỷ lệ bị viêm não do thủy đậu ở trẻ sơ sinh tương đối thấp, nhưng không thể loại trừ nguy cơ này.

Đối với trường hợp trẻ bị viêm não do thủy đậu sẽ có các biểu hiện như sốt cao, co giật, hôn mê, rung nhãn cầu và có thể tử vong khi không được can thiệp kịp thời. Ngoài ra, thủy đậu còn là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe cho bé như viêm phổi, viêm gan, viêm tai ngoài, viêm thanh quản, viêm võng mạc, vv...

3. Giai đoạn phát triển của thủy đậu

  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt, bú kém, quấy khóc và có thể bắt đầu nổi các mụn nước.
  • Giai đoạn phát triển: Cơ thể xuất hiện các mụn nước ở một số vùng trên cơ thể sau đó phát triển ra toàn cơ thể. Thường các mụn nước sẽ xuất hiện trong vòng 12-24 giờ sau khi có biểu hiện bệnh. Nếu các mụn nước này không bị viêm nhiễm thì sẽ tự khô và bong tróc trong vòng 4-10 ngày.
Thủy đậu ngày thứ 4
Nốt thủy đậu từng giai đoạn

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Cách ly: Một trong những điều cần làm khi trẻ bị thủy đậu là phải cách ly trẻ với người khác để tránh phát tán bệnh. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát đũa ,vvv...

Vệ sinh hằng ngày cho bé: Khi bị thủy đậu, trẻ có thể có cảm giác ngứa và gãi nên cha mẹ nên đeo bao tay và cắt móng tay cho bé để không gây ảnh hưởng đến các nốt thủy đậu. Khi lau người cho bé cần phải dùng nước ấm và khăn bông mềm, lau nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các nốt thủy đậu.

Đảm bảo dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và chú ý bổ sung nước và vitamin cho trẻ. Quan điểm truyền thống kiêng nước, kiêng gió khi trẻ bị thủy đậu là không chính xác nên phụ huynh không cần phải áp dụng biện pháp này mà phải đặc biệt chú ý đến việc giữ vệ sinh cho trẻ.

Thăm khám bác sĩ kịp thời: Khi trẻ có biểu hiện bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Thuốc hạ sốt có thể sẽ được sử dụng nếu trẻ có biểu hiện sốt cao. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm các thuốc bôi ngoài da và kháng sinh để tránh trường hợp bị bội nhiễm. Cần lưu ý, việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định và tùy thuộc vào từng trẻ. Phụ huynh không nên tự ý điều trị sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Trong giai đoạn điều trị, cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của bé, nếu bé xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, các nốt thủy đậu bị vỡ và chảy nước thì phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn và cung cấp thông tin thêm để chăm sóc trẻ.

Thủy đậu ở giai đoạn lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận

5. Điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, nổi bóng nước trên người, bú kém... Khi các mụn nước nổi đầy lên toàn thân thì các dấu hiệu của sốt sẽ thuyên giảm đi, các nốt mụn nước cũng sẽ khô dần, tạo thành vảy và bong ra và chỉ để lại các vết sẹo mờ. Tuy nhiên, nếu các mụn nước này bị viêm nhiễm hoặc bội nhiễm thì sẽ gây ra tình trạng có mụn mủ ở trong các mụn nước đó, và sẽ ăn sâu vào lớp trung bì và nguy cơ để lại những sẹo sâu và lớn cao.

Điều trị thủy đậu cho trẻ có thể dùng các thuốc bôi ngoài da như Gel su bạc. Đây là một loại thuốc bôi ngoài da có chiết xuất từ thiên nhiên với thành phần là nano bạ, có tính chất kháng khuẩn và kháng vi rút cao. Nó có tác dụng phá vỡ các mảng tế bào và tham gia vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn và virus, ngoài ra, nó còn có tác dụng làm liền nhanh các vết thương và an toàn cho trẻ. Để tránh bội nhiễm các nốt mụn, gia đình nên dùng gel su bạc cho bé ngay từ khi các nốt mụn nước chưa bị bội nhiễm để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào cho trẻ là điều cần thiết và đáng lưu ý.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu cần được phát hiện và tiến hành điều trị sớm và đúng cách để tránh các biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ. Tuy nhiên, việc chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng cách tiêm vắc-xin cho trẻphụ nữ có ý định mang thai là việc quan trọng để trẻ và mẹ có một cuộc sống khỏe mạnh.

Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng
Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo.

Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.

Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.

100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Khám bệnh trước tiêm phòng - tiêm chủng cho trẻ tiêm vacxin
Tại Vinmec, trước khi tiêm chủng trẻ được bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám

Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan