Thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh là hai dị tật bẩm sinh xảy ra trước sinh khiến trẻ cần phải điều trị càng sớm càng tốt ngay sau sinh. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến các điều trị chứng, chẩn đoán và điều trị hai dị tật bẩm sinh này.

1. Thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh là gì?

Thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh là gì? Tại sao hai dị tật này lại xảy ra ở trẻ?

Thoát vị cuống rốn (tên tiếng Anh là umbilical hernia). Thoát vị cuống rốn xảy ra khi một phần ruột trẻ chạy ra ngoài qua khe hở ở cơ bụng, làm phình rốn tạo thành một khối rốn lồi, diễn ra khi trẻ được sinh ra. Ở trẻ sơ sinh, thoát vị rốn có thể xảy ra rõ ràng hơn khi trẻ khóc, khiến khối thoát vị nhô ra. Thoát vị rốn của trẻ thường tự đóng trong hai năm đầu đời, mặc dù một số vẫn mở cho đến năm thứ năm hoặc lâu hơn.

Hở thành bụng bẩm sinh (tên tiếng Anh là Gastroschisis). Hở thành bụng bẩm sinh là dị tật bẩm sinh của thành bụng khiến ruột và một số cơ quan khác của trẻ bị thoát ra ngoài qua một cái lỗ bên cạnh rốn. Lỗ có thể nhỏ hoặc lớn và thậm chí dạ dày và gan cũng có thể thoát ra bên ngoài cơ thể bé.

Hở thành bụng xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai, khi các cơ trong thành bụng được hình thành không bình thường và tạo ra lỗ cho phép ruột và các cơ quan khác chạy ra bên ngoài cơ thể, thường lỗ này ở phía bên phải của rốn. Do ruột không được bọc trong túi bảo vệ và tiếp xúc với nước ối, nên ruột có thể bị kích thích, khiến chúng bị rút ngắn, xoắn hoặc sưng.

2. Triệu chứng thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn tạo ra một khối sưng mềm hoặc phình ra gần rốn. Ở những bé bị thoát vị rốn, phình chỉ có thể nhìn thấy khi trẻ đang khóc, ho hoặc căng thẳng. Thoát vị rốn thường không đau. Nếu bố mẹ nghi ngờ rằng bé bị thoát vị rốn, hãy đưa trẻ đi khám với bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Khi bé bị thoát vị cuống rốn có những biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đến khoa cấp cứu ngay lập tức:

  • Trẻ có dấu hiệu đau, khóc
  • Bắt đầu nôn
  • Vị trí rốn lồi bị sưng hoặc đổi màu

Chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sẽ đến với trẻ.

lồi rốn
Vùng rốn trẻ bị sưng hoặc đổi màu có thể là triệu chứng của thoát vị rốn

Hở thành bụng bẩm sinh

Hở thành bụng bẩm sinh có thể dễ dàng phát hiện trước sinh bằng siêu âm. Trẻ sơ sinh mắc dị tật này lỗ mở từ 2 - 5 cm, khoang bụng nhỏ hơn bình thường và ruột và các cơ quan khác không có túi màng bao phủ khi bị chạy ra ngoài ổ bụng. Lỗ mở này thường được tìm thấy ở bên phải, liền kề với dây rốn ở bên trái. Dạ dày, ruột non và ruột già là những cơ quan phổ biến nhất bị chạy ra ngoài bụng.

Ruột sưng nhẹ, viêm, dày, ngắn và phủ một lớp vỏ xơ dày do tiếp xúc với nước ối trong thai kỳ. Ruột có hiện tượng bị ruột quay bất toàn, có nghĩa là ruột không sắp xếp như bình thường ở trong bụng, khiến mạc treo chung bị hẹp lại và dẫn tới ruột non dễ bị xoắn lại với lại. Điều này có thể gây ra xoắn ruột, ngăn chặn dòng máu đến nuôi dưỡng ruột và cuối cùng dẫn tới hoại tử ruột.

Chức năng ruột bị trì hoãn ở hầu hết trẻ sơ sinh do kém hấp thu và giảm trương lực. Các vấn đề bệnh lý khác hay đi kèm với rối loạn này có thể là nhiễm trùng đường ruột, mất nước và hạ thân nhiệt. Ngoài ra, trẻ có hở thành bụng bẩm sinh cũng có vấn đề dị tật khác như như ruột ngắn hơn bình thường, chậm phát triển trước khi sinh, sinh non hoặc bất thường về tim.

3. Chẩn đoán thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh

Việc chẩn đoán thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh không hề khó. Mỗi loại dị tật sẽ có những cách chẩn đoán khác nhau.

Thoát vị rốn

Thoát vị rốn có thể được dễ dàng chẩn đoán khi trẻ đi khám sức khỏe và thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm bụng hoặc CT scan.

Hở thành bụng bẩm sinh

Sản phụ có thai nhi hở thành bụng bẩm sinh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào trong quá trình mang thai. Nhưng các bác sĩ có thể phát hiện hở thành bụng bẩm sinh trước khi sinh nếu sản phụ mẹ có thực hiện:

  • Siêu âm kiểm tra định kỳ
  • Xét nghiệm máu cho thấy một loại protein gọi là alpha-fetoprotein sẽ mức cao hơn bình thường khi thai nhi bị hở thành bụng bẩm sinh

Nếu sản phụ không thực hiện khám thai định kỳ thì bác sĩ có thể chẩn đoán dị tật này khi trẻ vừa mới chào đời do một phần ruột của trẻ nằm bên ngoài cơ thể.

siêu âm
Sản phụ nên siêu âm kiểm tra định kỳ để chẩn đoán bệnh cho trẻ kịp thời

4. Điều trị thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh

Việc điều trị thoát vị cuống rốn và hở thành bụng bẩm sinh phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của từng bé. Nhưng những phương pháp điều trị đều không quá phức tạp.

Thoát vị rốn

Hầu hết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng khi trẻ 1 hoặc 2 tuổi. Bác sĩ thậm chí có thể đẩy khối thoát vị trở lại vào bụng khi khám thể chất cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên tự làm kỹ thuật này. Đối với một số trẻ nặng hơn sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị khối thoát vị rốn, trong trường hợp trẻ cần phẫu thuật là:

  • Có đau bụng
  • Có lỗ thoát vị có đường kính lớn hơn 1/2 inch (1 đến 2 cm)
  • Khối thoát vị lớn và không giảm kích thước trong hai năm đầu đời
  • Khối thoát vị không biến mất trước khi trẻ 4 tuổi.
  • Ruột bị mắc kẹt

Trong khi phẫu thuật, một vết mổ nhỏ được thực hiện ở dưới rốn để đưa các mô thoát vị đẩy trở lại khoang bụng và lỗ thoát vị trong thành bụng sẽ được khâu kín.

Hở thành bụng bẩm sinh

Sản phụ mang thai có thai nhi hở thành bụng đã được chẩn đoán trước sinh nên được chuyển đến một cơ sở Y tế có dịch vụ chăm sóc phẫu thuật sơ sinh và nhi khoa.

Đối với trẻ có hở thành bụng bẩm sinh sẽ cần phải phẫu thuật để đóng khiếm khuyết ở bụng và từ từ đưa ruột, các cơ quan khác trở lại bụng. Sau khi tất cả các cơ quan đã được đặt trở lại trong bụng, lỗ hở sẽ được đóng lại hoàn toàn.

Trước và sau phẫu thuật, trẻ sẽ được cho ăn qua đường tĩnh mạch và sau đó, trẻ sẽ dần dần được cho ăn bình thường. Phương pháp điều trị này cho phép trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ dinh dưỡng và ruột có thời gian hồi phục để trở lại bình thường.

Bác sĩ Trọng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong Phẫu thuật Nhi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, và đã sớm trở thành một trong những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Phẫu thuật Trẻ em đặc biệt là Phẫu thuật Nội soi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org/ cdc.gov

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan