Suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ hay từ tuổi bào thai là một yếu tố nguy cơ dẫn đến việc chậm phát triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy, cha mẹ bổ sung các kiến thức về dinh dưỡng là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy cũng như phòng ngừa suy dinh dưỡng.

1. Mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng ở trẻ và chậm phát triển trí tuệ

2. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển trí tuệ ở trẻ

Trẻ em chậm phát triển trí tuệ là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng đầu đời dựa trên hai yếu tố đó là thời điểm thiếu hụt chất dinh dưỡng và nhu cầu của bộ não đối với chất dinh dưỡng đó. Ví dụ, nguy cơ thiếu sắt thay đổi theo độ tuổi của trẻ và tỷ lệ mắc cao nhất được thấy ở thời kỳ bào thai, trẻ sơ sinh. Do đó, các phụ nữ mang thai được khuyến nghị bổ sung sắt và axit folic nhằm phòng ngừa các dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Thời điểm bổ sung sắt và folic lý tưởng theo các chuyên gia sản khoa là từ trước khi có kế hoạch mang thai tối thiểu 3 tháng.

Bên cạnh đó, tất cả các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của trẻ đều quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của não, nhưng một số chất dinh dưỡng có tác dụng đặc biệt đáng kể trong quá trình phát triển ban đầu. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng đối với bộ não đang phát triển có thể trở thành yếu tố nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Mặc dù rất khó chứng minh bằng chứng sinh học về tác dụng của các chất dinh dưỡng đơn lẻ đối với sự phát triển của não ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quan sát cho thấy, suy dinh dưỡng ở trẻ còn làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng, khuynh hướng chậm nói, gặp khó khăn khi vận động, giao tiếp hay hạn chế phát triển trí tuệ cũng như các kỹ năng xã hội cần thiết.

suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể trở thành yếu tố nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ

2.1. Các chất dinh dưỡng đa lượng

  • Chất đạm

Thiếu chất đạm là yếu tố gây nên suy dinh dưỡng bào thai. Đây là một trong những biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Theo đó, các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đa lượng, cụ thể là protein, trong giai đoạn trước khi sinh và thời thơ ấu, để trẻ đạt được quỹ đạo phát triển toàn vẹn về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, đặc điểm tăng trưởng sớm sau sinh cũng là một yếu tố quyết định chính. Cụ thể là nếu tốc độ tăng trưởng đạt được hình dạng tuyến tính trước 12 tháng tuổi và cân nặng của trẻ sơ sinh trước 4 tháng tuổi sẽ tác động đáng kể đến chỉ số thông minh (IQ) của trẻ ở tuổi lên 9.

Ngược lại, các mô hình tiền lâm sàng về suy dinh dưỡng đầu đời chỉ ra rằng việc hạn chế protein hoặc năng lượng sẽ dẫn đến não trẻ nhỏ hơn với hàm lượng RNA và DNA giảm, ít tế bào thần kinh, cấu trúc đầu đuôi gai và khớp thần kinh đơn giản hơn, đồng thời giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh và các yếu tố tăng trưởng cần thiết.

  • Axit béo không bão hòa

Tác động tích cực của việc bổ sung axit béo không bão hòa đa chuỗi dài - đặc biệt là axit docosohexaenoic (DHA) và axit arachidonic trong thời kỳ mang thai, cho con bú và giai đoạn sớm từ thời thơ ấu đã được công nhận từ lâu. Trong một số nghiên cứu, bổ sung axit béo không bão hòa trong thai kỳ và sớm sau khi sinh cho trẻ còn có liên quan đến việc cải thiện nhận thức và chú ý, giúp trẻ học hỏi nhanh hơn khi lớn lên.

Các mô hình tiền lâm sàng cho thấy DHA cần thiết cho sự hình thành thần kinh và di chuyển tế bào thần kinh, thành phần axit béo màng và tính lưu động cũng như thúc đẩy sự hình thành khớp nối thần kinh. Đặc biệt, hệ thống thị giác và các khu vực của vỏ não trước quy định khả năng chú ý, học tập và kiểm soát hành vi cũng sẽ hình thành sớm hơn nếu bào thai được cung cấp đủ DHA.

2.2. Các vi chất dinh dưỡng

Khi trẻ được đảm bảo cung cấp đầy đủ 3 loại vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất là sắt, kẽm và iốt thì có thể làm tăng chỉ số IQ thêm 10 điểm.

  • Sắt

Nhiều nghiên cứu ở người đã chứng minh vai trò quan trọng của sắt đối với sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Nói chung, luôn có sự đồng thuận giữa các tổ chức sức khỏe trong các nguyên tắc rằng phòng ngừa thiếu sắt và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh.

Sắt cần thiết cho sự phát triển giải phẫu bình thường của não thai nhi, sự hình thành myelin, sự phát triển và chức năng của hệ thống dopamine, serotonin và norepinephrine. Hơn nữa, sắt cũng tham gia điều chỉnh chức năng học hỏi của não bộ khi trẻ vào tuổi ăn dặm.

  • Kẽm

Các mô hình tiền lâm sàng chỉ ra rằng kẽm cần thiết cho quá trình hình thành và di chuyển thần kinh bình thường, quá trình tạo myelin, sự hình thành khớp thần kinh, điều chỉnh sự phóng thích chất dẫn truyền thần kinh trong tế bào thần kinh, đặc biệt là trong vỏ não, hồi hải mã, tiểu não và hệ thần kinh thực vật của thai nhi. Khi bị thiếu kẽm trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ chậm phát triển và dẫn đến khả năng học tập, chú ý, trí nhớ kém hơn so với trẻ được cung cấp đủ kẽm.

  • Iốt

Vai trò duy nhất của iốt trong sự phát triển não bộ là hỗ trợ tổng hợp hormone tuyến giáp. Não bộ đang phát triển của thai nhi dễ bị thiếu iốt nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên. Theo đó, thiếu iốt nghiêm trọng có thể gây suy giáp bẩm sinh, khiến trẻ mắc chứng đần độn, kèm theo là những khiếm khuyết về thính giác, lời nói, dáng đi và chỉ số IQ sụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc tích cực bổ sung iốt trong giai đoạn đầu mang thai ở những phụ nữ có nguy cơ thiếu iốt sẽ mang lại kết quả nhận thức tốt hơn ở trẻ sinh ra về sau này.

suy dinh dưỡng ở trẻ
Cha mẹ chú trọng chọn lựa thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng để bổ sung cho bé

3. Chế độ dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ phát triển tư duy

Sự phát triển não bộ của một đứa trẻ bắt đầu trong tử cung khi mang thai, nhưng nó không kết thúc ở đó. Dưới đây là một số chế độ dinh dưỡng để cha mẹ có thể tối ưu hóa sự phát triển trí não của con mình trong thời thơ ấu:

  • Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ngay khi phát hiện có thai: Điều chỉnh bất kỳ sự thiếu hụt dinh dưỡng nào có thể mắc phải và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Chủ động uống vitamin nếu có kế hoạch mang thai, đặc biệt là chất sắt và axit folic.
  • Cho con bú sữa mẹ nếu có thể: Song song đó, bà mẹ cũng cần đảm bảo tiếp tục ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt chú trọng đến DHA, sắt và kẽm. Bên cạnh đó, lên kế hoạch cho trẻ bắt đầu bổ sung sắt khi được 4 tháng nếu cho con bú theo chỉ dẫn của bác sĩ nhi khoa. Nếu cho trẻ bú sữa công thức, hãy sử dụng sữa có bổ sung sắt và DHA.
  • Đối với cả trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức, hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm khoảng 6 tháng. Nguồn cung cấp sắt và kẽm từ sữa mẹ sẽ giảm trong khi nhu cầu của trẻ đối với những chất dinh dưỡng này lại không ngừng tăng lên sau thời điểm này. Nên chú trọng thịt và ngũ cốc tăng cường sắt và kẽm bên cạnh các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ tập ăn dặm trong chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Đừng nản lòng vì trẻ kén ăn: Trong những năm chập chững biết đi, trẻ có thể trở nên kén ăn, hạn chế khẩu phần ăn và các chất dinh dưỡng nhận được hằng ngày. Lúc này, cha mẹ cần áp dụng tư duy “mỗi miếng ăn đều có giá trị”, tập trung vào các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ cung cấp nhiều loại thực phẩm giới thiệu hương vị, món ăn và kết cấu mới. Điều quan trọng là giới thiệu các nguồn chất béo lành mạnh, đặc biệt là cá, để giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách tối ưu. Trái lại, cần cẩn thận với quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn vặt, vì chúng có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe não bộ của trẻ nhỏ.
  • Trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên, tập trung vào chất lượng của chế độ ăn uống. Cha mẹ chú trọng chọn lựa thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, cụ thể là nhắm mục tiêu các loại thịt, cá, đậu, ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, chất béo thực vật, trứng, quả hạch và bơ hạt và nhiều trái cây và rau quả để duy trì chế độ ăn đa dạng mỗi ngày cho trẻ.

Tóm lại, sự phát triển não bộ khỏe mạnh của trẻ bắt đầu rất sớm từ giai đoạn bào thai và tiếp tục trong suốt thời thơ ấu. Đây là nền tảng giúp trẻ phát triển tư duy, ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội-tình cảm của trẻ. Lúc này, chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các chất thiết yếu cho não là chìa khóa cho trẻ cơ sở tăng trưởng toàn diện, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ cũng như chậm phát triển trí tuệ về sau.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan