Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 20 tháng tuổi

Trẻ 20 tháng tuổi đã học được cách nói chuyện và có một vốn từ vựng nhất định để cấu thành các câu đơn giản. Đây là cột mốc phát triển ngôn ngữ của những đứa trẻ 20 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ em thường có xu hướng hiểu được nhiều từ hơn với những gì chúng có thể nói, đó là một minh chứng cho sự hoàn thiện nhận thức của trẻ.

1. Trẻ 20 tháng tuổi biết những gì?

Đặc trưng của trẻ ở lứa tuổi này: Khả năng thành lập câu có nghĩa

Nó có thể chỉ là một cặp từ đối với người lớn, nhưng lại là một câu đầy đủ đối với trẻ 20 tháng tuổi và là một bước tiến lớn về mặt tiếp thu ngôn ngữ. "Mũ bố" là cách nói của trẻ, "Đây là chiếc mũ của bố." Hoặc, "Búp bê Na" thể hiện ý nghĩa rằng trẻ biết một món đồ chơi cụ thể thuộc về em gái mình. Từ vựng của trẻ ở lứa tuổi này cũng có thể bao gồm một vài động từ như "đi" hoặc "té", mà trẻ cũng sử dụng để tạo các câu đơn giản - chẳng hạn như "mẹ đi" hoặc "em té". Từ 18 đến 21 tháng tuổi, trẻ có vẻ háo hức bắt chước những từ mà chúng nghe thấy ở xung quanh. Một trẻ 20 tháng tuổi phát triển một cách thông thường có vốn từ vựng nói được trung bình khoảng 12-15 từ, mặc dù nhiều trẻ còn biết nhiều hơn thế. Nhưng ngay cả khi con bạn chưa nói được những câu đơn giản, trẻ 20 tháng tuổi có thể hiểu nhiều từ hơn những gì trẻ có thể nói. Nếu bố mẹ muốn kiểm chứng điều này, hãy yêu cầu trẻ vào phòng và mang cho bố mẹ một bộ đồ ngủ (hoặc một số món đồ khác mà bạn chưa bao giờ nghe trẻ gọi tên). Khả năng cao là trẻ sẽ bỏ đi và trở về với đồ vật chính xác mà bố mẹ yêu cầu.

trẻ 29 tháng tuổi
Trẻ 20 tháng đã có khả năng thành lập các câu có nghĩa

2. Bố mẹ có thể làm gì để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ 20 tháng tuổi?

Tiếp tục khuyến khích tình yêu ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với trẻ và dán nhãn tên cho những thứ mà mọi người trong gia đình nhìn thấy cùng nhau. Đừng quên tận dụng giá trị của những âm thanh. Trẻ 20 tháng tuổi sẽ thích nghe những thứ như còi báo động, chó sủa hoặc chim hót. Hãy thử gắn nhãn những gì trẻ có thể thường xuyên nghe thấy như "weeee, còi báo động". Trẻ mới biết đi thường dễ lặp lại và bắt chước các âm thanh hơn là các từ chỉ tên đồ vật tạo ra chúng. Ngoài ra, nếu trẻ muốn nói chuyện điện thoại, hãy tranh thủ mời một người bạn của bố mẹ hoặc người thân trong gia đình sẵn sàng trò chuyện với con trong vài phút. Mặc dù phản ứng của trẻ có thể sẽ là gật đầu hoặc lắc đầu khi trả lời các câu hỏi của bạn bè qua điện thoại, nhưng trẻ sẽ rất thích sự tương tác. Đây là những điều mà bố mẹ có thể thực hiện với trẻ, nhằm giúp chúng tăng khả năng giao tiếp và sự tương tác với môi trường xung quanh.

Trẻ tập nói
Bố mẹ nên khuyến khích tình yêu ngôn ngữ bằng cách nói chuyện nhiều hơn với trẻ

3. Trẻ 20 tháng tuổi biết làm gì bên cạnh sự phát triển ngôn ngữ?

Các phát triển khác: Chung tay giúp đỡ mọi người và tìm hiểu cách mọi thứ hoạt động

Dù người lớn đang làm gì, trẻ vẫn có thể muốn làm điều đó ngay bên cạnh. Đánh răng, hút bụi, dọn giường, nấu ăn, bới đất trong vườn, v.v. là những trải nghiệm học tập tuyệt vời cho trẻ 20 tháng tuổi. Ngay cả khi trẻ không đủ khả năng phối hợp để giúp đỡ, trẻ vẫn lưu trữ thông tin để sử dụng sau này thông qua việc quan sát và lắng nghe.

Nếu trẻ muốn giúp đỡ bố mẹ khi ở nhà, hãy nghĩ ra một số công việc đơn giản mà trẻ 20 tháng tuổi có thể làm. Khi sắp đặt bàn ăn, hãy yêu cầu trẻ đặt một thìa trên mỗi tấm lót hoặc đặt chỗ riêng của trẻ bằng đĩa nhựa và khăn ăn. Nghe và học cách làm theo hướng dẫn cũng có tác dụng giúp xây dựng vốn từ vựng nói của trẻ.

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ rất tò mò về cách mà mọi thứ hoạt động. Trẻ có lẽ thích tháo dỡ đồ chơi và cố gắng lắp ráp chúng lại với nhau. Và trò chơi "vật thể ẩn" và hộp phân loại hình dạng vẫn được yêu thích nhất. Những câu đố đơn giản, một biến thể của việc phân loại hình dạng, sẽ thú vị với trẻ 20 tháng tuổi (chọn những câu đố trong đó mỗi mảnh ghép là một bức tranh toàn bộ, chẳng hạn như một con vật hoặc một chiếc ô tô).

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan