Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 26 sau sinh

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Trẻ 26 tháng tuổi thường thích bắt chước và làm theo những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ. Thật vui và thích thú khi chơi cùng bé ở giai đoạn này. Hãy đọc những thông tin dưới đây để chăm sóc tốt hơn cho đứa con thân yêu của bạn và cả chính bạn nữa.

1. Sự phát triển trẻ 26 tháng tuổi

1.1. Trí tưởng tượng và sự nhận thức ở trẻ 26 tháng tuổi

Trẻ độ tuổi này thường thích những những đồ chơi mô phỏng. Bộ đồ chơi nấu ăn, xe car mini, bàn dã ngoại, hay xe bán kem mini là những đồ chơi mô phỏng an toàn cho trẻ và mang đến cho chúng những trải nghiệm thú vị, mới mẻ gần gũi với đời sống thường nhật.

Trẻ cũng thích tạo ra những thứ mà trẻ muốn và tưởng tượng ra như: những khối gỗ sẽ được trẻ xếp thành ô tô, nặn một cái bánh mì kẹp thịt hay đẩy một chiếc hộp di chuyển giống như đang lái tàu hỏa. Bạn có thể đưa cho trẻ một vài con thú nhồi bông mà trẻ thích, chúng sẽ là những người bạn đồng hành tuyệt vời của trẻ trong trò chơi nấu ăn hoặc là những hành khách luôn sẵn sàng trên tàu chuyến tàu tuổi thơ của trẻ.

Hóa trang là một trò chơi hấp dẫn cho cả bé trai và bé gái. Hãy quan sát con bạn sử dụng tư duy sáng tạo của mình để biến đổi từ một đứa trẻ thành một đầu bếp nhí, bác sĩ nhí hay hóa thành một anh hùng sẵn sàng giải cứu thế giới. Mặc dù trẻ có thể thích chơi và giao tiếp với những trẻ khác, nhưng bạn vẫn là tâm điểm trong các trò chơi của trẻ. Trẻ sẽ vui và thích thú khi bạn giả vờ “nhai” miếng bánh trẻ đưa trong trò chơi nấu ăn hay khi bạn ngồi yên để trẻ khám cho bạn với ống nghe trong trò chơi bác sĩ. Trẻ sẽ học bằng cách bắt chước những hành vi mà trẻ nhìn thấy như tập quét nhà, cho búp bê ăn.... Bạn đang thấy rằng trẻ đang luyện tập để trở thành một người lớn!

Trẻ 2 tuổi
Trẻ 26 tháng tuổi thường thích các đồ chơi mô phỏng

Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng nhận diện người tốt hơn. Bạn có thể thử điều này bằng cách lấy một bức ảnh rõ nét trong đó có ba đến bốn người mà trẻ đã biết rõ, sau đó yêu cầu trẻ chỉ vào một khuôn mặt quen thuộc; trẻ sẽ sẵn chỉ cho bạn và thậm chí có thể gọi tên người đó. Mẹ cũng nên tìm hiểu tâm lý của trẻ để hỗ trợ con phát triển tốt hơn, và tránh những thói quen xấu thường gặp.

2. Tập cho trẻ ngồi bồn cầu

Bây giờ trẻ đã hơn 2 tuổi và có thể sẵn sàng học cách sử dụng bồn cầu (và nếu con bạn đã sử dụng bô thường xuyên, xin chúc mừng!). Đôi khi việc dạy trẻ sử dụng bồn cầu diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, nhưng thường thì một đứa trẻ cần thời gian và cần thực hành nhiều để sử dụng chúng và bạn sẽ cần phải rất kiên nhẫn với trẻ.

Có rất nhiều lời khuyên từ các chuyên gia và các bà mẹ khác về cách tập cho trẻ ngồi bồn cầu ở lứa tuổi này. Điều quan trọng là tìm ra những cách phù hợp cho trẻ và gia đình bạn, và kiên trì làm theo những điều đó. Hãy nhận biết các dấu hiệu khi trẻ đã sẵn sàng và cũng đừng quên rằng trẻ sẽ làm khi trẻ muốn điều đó. Vì vậy bạn cần phải khuyến khích và không nên ép buộc trẻ ngay lập tức. Khi trẻ có thể kiểm soát các chức năng bàng quang và ruột chính là lúc trẻ đã sẵn sàng. Đây là một sự trưởng thành lớn đối với đứa con thân yêu của bạn. Trẻ vẫn có thể cần phải sử dụng tã vào ban đêm, tuy nhiên bạn nên khuyến khích bé đi vệ sinh trong nhà tắm trước khi đi ngủ. Khi trẻ đã kiểm soát được việc tiểu tiện trong vài đêm liên tiếp thì bạn có thể cân nhắc để trẻ không cần mặc tã khi đi ngủ. (Đái dầm không được coi là một vấn đề ở trẻ trong giai đoạn này).

Trẻ ngồi bồn cầu
Giai đoạn trẻ 26 tháng tuổi cha mẹ nên tập cho trẻ ngồi bồn cầu

3. Mẹ hãy tổ chức mọi việc tốt hơn

Nuôi dưỡng một đứa trẻ có thể làm cho cuộc sống của bạn có nhiều xáo trộn và đảo lộn, đôi khi vô tổ chức. Nếu bạn thường xuyên đi muộn, hay nhầm hoặc quên đồ hoặc không thanh toán hóa đơn đúng hạn, có lẽ bạn sẽ cảm thấy đôi lúc bối rối và thất vọng với cuộc sống. Đây chính là lúc để sắp lại ngôi nhà và cuộc sống của gia đình bạn.

  • Bạn có thể sử dụng lịch tường, bảng xóa, giấy nhớ hoặc bất cứ thứ gì phù hợp với bạn để theo dõi công việc cần làm, các cuộc hẹn quan trọng, ngày thanh toán hóa đơn hay những thực phẩm cần mua trong ngày.
  • Sắp xếp lại vật dụng trong ngôi nhà của bạn, hãy giữ những gì thật sự cần thiết và vứt bỏ hoặc tặng những đồ mà bạn không còn cần nữa.
  • Đặt đồ vật ở đúng vị trí của chúng, cất chúng đúng chỗ sau khi sử dụng và bạn sẽ luôn biết nơi tìm thấy chúng, ví dụ: đặt cái móc hoặc giỏ cạnh cửa để đựng chìa khóa và luôn cất chìa vào trong đó.
  • Lưu các số điện thoại khẩn cấp và thường xuyên gọi để bạn không lúng túng để tìm chúng trong lúc vội vàng.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trẻ 25 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

160 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan