Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 11 sau sinh

Tháng tuổi thứ 11 là thời điểm bé sắp tròn 1 tuổi, bạn có thể bắt đầu cảm thấy em bé của bạn không còn bé bỏng như trước nữa mà đang lớn lên và phát triển rất nhanh từng ngày. Khi trẻ 11 tháng khả năng di chuyển độc lập tăng lên, bố mẹ đã bắt đầu có thể nhìn thấy dần tính cách của bé thông qua các hành vi trong những tháng ngày bé chập chững biết đi.

1. Sự tăng trưởng khi trẻ 11 tháng tuổi

Ở tháng thứ 11 sau khi bé chào đời, bé có cân nặng từ 8,2 – 12,3 kg đối với trẻ trai và 7,7-11,3 kg đối với trẻ gái và chiều cao là 68,6 - 81,3cm ở trẻ trai và 66,0 - 78,8cm ở trẻ gái. Mẹ có thể cai bình sữa cho trẻ vì bé đã có khả năng uống bằng cốc tại thời điểm này.

Tuy nhiên mẹ chưa nên cai sữa mẹ cho bé tại thời điểm này vì các chuyên gia đều khuyên các bà mẹ cho con tiếp tục bú sữa mẹ sau khi bé 1 tuổi và tiếp tục cho đến khi bé được ít nhất 24 tháng tuổi. Vì vậy mẹ không nên vội vàng cai sữa cho trẻ. Mẹ cần nhớ rằng vì trẻ mới biết đi nên trẻ cần nhiều protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ cần phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn phong phú. Các thực phẩm mà mẹ cần lưu ý bổ sung cho trẻ bao gồm:

  • Trái cây
  • Rau
  • Các loại hạt
  • Sữa chua
  • Thịt hoặc các nguồn protein thuần chay khác

Tuy nhiên, bạn vẫn nên tránh các mối nguy cơ gây nghẹn thông thường cho trẻ, chẳng hạn như các loại hạt, bỏng ngô, xúc xích và nho nguyên quả. Trẻ có thể bắt đầu tập ăn bằng thìa, tuy nhiên tương đối lộn xộn và rơi vãi. Mẹ nên cố gắng tập cho trẻ và kiên nhẫn với trẻ, vì trẻ tầm này khá hứng thú với việc ăn bằng thìa.

Mẹ cũng nên bắt đầu chuyển sang cho bé dùng cốc để uống thay vì bình sữa. Điều này sẽ giúp mẹ nhàn và tiện lợi hơn nhiều do cốc dễ vệ sinh hơn.

Trẻ 11 tháng tuổi biết làm những gì?
Khi trẻ 11 tháng khả năng di chuyển độc lập tăng lên, bố mẹ đã bắt đầu có thể nhìn thấy dần tính cách của bé thông qua các hành vi hàng ngày

2. Sự phát triển của bé ở tháng thứ 11

2.1. Khả năng đi bộ

Em bé của bạn có thể chập chững những bước đầu tiên trong đời vào tháng này. Một vài trẻ ở 11 tháng tuổi sẽ có thể tự bước đi. Tuy nhiên phần lớn trẻ sẽ biết đi ở 13 tháng tuổi hoặc sau đó. Trong trường hợp bé biết đi rất muộn thì bố mẹ cũng cần đưa bé đi kiểm tra.

Khi trẻ 11 tháng, mẹ có thể cho bé chơi trò chơi đẩy xe, cho bé đẩy xe đồ chơi hay đẩy xe búp bê quanh nhà. Bé sẽ rất thích trò chơi này, và qua đó có thể kích thích sự hứng thú tự di chuyển của trẻ, khiến trẻ nhanh biết đi hơn.

Ngoài ra, bé có thể sẽ thích vỗ tay, vẫy tay, đập đồ chơi vào nhau để chúng phát ra âm thanh, giơ hai tay lên để lấy đồ, có thể uống bằng cốc, nhặt một vật nhỏ xíu bằng đầu ngón tay cái và ngón trỏ, có thể phát âm gọi “bà” hay “mẹ”, và có thể thêm nhiều từ khác (nhiều trẻ sẽ không nói được từ đầu tiên cho đến 14 tháng hoặc muộn hơn sau đó).

Mẹ hãy tiếp tục kích thích các kỹ năng vận động, kỹ năng nhận thức và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách cung cấp các khối nhiều màu sắc, con rối, xếp hình, đồ chơi âm nhạc, bút màu và bút đánh dấu, và tất nhiên là rất nhiều sách.

Ở tháng tuổi này bé rất thích leo trèo và có thể mắc kẹt trên cửa sổ hoặc không may có thể bị ngã. Bố mẹ hãy lưu ý tạo không gian vui chơi an toàn cho bé.

2.2. Sức khỏe răng miệng

Thời điểm này bé có thể tiếp tục mọc răng sữa, mẹ cần chú ý vệ sinh răng sữa cho bé. Từ 10 đến 13 tháng tuổi, răng cửa trung tâm và răng hai bên của bé sẽ bắt đầu mọc ở cả nướu trên và dưới. Răng đầu tiên thường bắt đầu mọc khi bé được 6 tháng và sẽ tiếp tục suốt thời thơ ấu. Nếu bé mọc răng, sốt hoặc quấy khóc mẹ hãy dùng thuốc hạ sốt hoặc giảm đau, dùng khăn mát để làm dịu nướu cho bé.

Trẻ mọc răng chậm
Thời điểm này bé có thể tiếp tục mọc răng sữa, mẹ cần chú ý vệ sinh răng sữa cho bé

2.3. Giấc ngủ của bé

Đến tháng tuổi này bé thường ngủ khoảng 11 giờ vào ban đêm (thường là ngủ thẳng một giấc dài) và thêm hai giấc ngắn mỗi ngày, mỗi giấc ngủ ngắn kéo dài từ 2-3 giờ.

Ở tầm tuổi này, em bé của bạn sẽ năng động, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh. Thời gian biểu của bé có thể như sau:

  • 7 giờ sáng: thức dậy, bú mẹ hoặc bú bình
  • 8 giờ sáng: ăn sáng
  • 10 giờ sáng: ngủ sáng ngắn
  • 12:30: bữa trưa
  • 2 giờ chiều: ngủ trưa ngắn
  • 5:30 chiều: ăn tối và chơi
  • 7 giờ tối: lên giường đi ngủ
  • 7:30: tắt đèn đi ngủ

Quan trọng nhất cha mẹ cần nhớ rằng sự phát triển của mỗi bé là khác nhau và mỗi bé nắm vững các kỹ năng khác nhau - như đứng và đi ở các độ tuổi khác nhau. Trẻ học tốt nhất khi bạn cho chúng học theo tốc độ và lịch trình của riêng chúng. Vì vậy mẹ hãy cho bé một chút không gian để khám phá, quan sát và thực hành. Bé sẽ đạt được những cột mốc đó ở khoảng thời gian phù hợp với mình. Nếu mẹ cảm thấy bé phát triển quá chậm hoặc khác thường so với các bạn, mẹ có thể cho bé đi kiểm tra để bác sĩ tư vấn.

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Đến tháng tuổi này bé thường ngủ khoảng 11 giờ vào ban đêm (thường là ngủ thẳng một giấc dài) và thêm hai giấc ngắn mỗi ngày, mỗi giấc ngủ ngắn kéo dài từ 2-3 giờ

Trẻ trong giai đoạn 11 tháng tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan