Sự phát triển của trẻ 46 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin quan trọng về sự phát triển của trẻ sơ sinh 46 tuần tuổi cũng như một số khía cạnh của phát triển của trẻ sơ sinh gần 1 tuổi như nói chuyện, cảm xúc, tăng trưởng, trí nhớ và nhiều hơn thế nữa.

1. Sự phát triển cảm xúc của trẻ 46 tuần tuổi

Khi trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân mình, bạn có thể thấy rằng trẻ trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân, đôi khi trở nên thất vọng hơn khi mọi thứ diễn ra như kế hoạch và dễ bị kích động hơn trong thời gian hạnh phúc.

Bạn có biết điều này thực sự cho thấy đó là một bước nhảy vọt lớn trong sự phát triển của trẻ? Khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ nhiều hơn cho thấy trẻ có thể hiểu rõ hơn vai trò của mình trong thế giới này và bản thân mình khác với với những người xung quanh. Khuyến khích trẻ tiếp tục thể hiện bản thân bằng cách:

  • Chấp nhận cảm xúc của trẻ: Khi trẻ biết và hiểu rằng cảm xúc của chúng được lắng nghe và không bị gạt bỏ, trẻ trở thành những người giao tiếp tốt hơn.
  • Chấp nhận cái tốt và cái xấu: Bạn có thể thấy rằng một số cảm xúc dễ đối phó hơn những cảm xúc khác. Điều này rất quan trọng để chấp nhận những cảm xúc tiêu cực hơn như sự thất vọng, tức giận và buồn bã. Thừa nhận những cảm xúc này và cho trẻ biết rằng trẻ có thể khóc khi có bạn bên cạnh.
  • Đừng ngần ngại thể hiện cảm xúc của bạn: Nhiều bà mẹ cảm thấy cần phải che giấu cảm giác thất vọng, tức giận và buồn bã. Nhưng khi chúng ta cho phép con cái chúng ta thấy rằng chúng ta cũng có những cảm xúc mạnh mẽ, trẻ có thể xác định tốt hơn cảm xúc của chính bản thân trẻ.
trẻ 10 tháng tuổi
Khi trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân mình, bạn có thể thấy rằng trẻ trở nên tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân

2. Học nhanh

Vào tuần này, khả năng cân bằng của bé có khả năng được cải thiện đủ để bé có thể đứng trong một thời gian ngắn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Trẻ có thể không thực hiện bất kỳ bước chân nào và trông hơi lảo đảo do đứng chưa vững, nhưng một khi trẻ tự tin vào khả năng mới của mình, trẻ sẽ thử một vài bước đầu đời, sau đó nắm lấy cạnh của đồ nội thất gần nhất khi trẻ cảm thấy mình bị mất thăng bằng. Chẳng mấy chốc, trẻ sẽ bắt đầu mạo hiểm rời khỏi những bức tường và đồ nội thất, bạn có thể khuyến khích trẻ bằng cách đứng ở giữa phòng với khuôn mặt tươi cười và vòng tay rộng mở (hoặc một món đồ chơi yêu thích) để trẻ bước lại về phía bạn. Một số em bé tiến bộ từ những bước chân chưa vững đầu tiên này đến việc đi bộ thực sự gần như chỉ qua một đêm, trong khi những đứa trẻ khác phải tiếp tục luyện tập trong một tháng trở lên. Độ tuổi trung bình để đi bộ là 12-15 tháng, nhưng bất cứ trẻ nào từ 9 đến 18 tháng tuổi đã có thể đi được thì vẫn được xem là bình thường.

Con bạn hiểu nhiều hơn những gì bạn nói mỗi ngày và có thể trả lời theo một số cách không lời. Khi bạn đề cập đến một món đồ chơi, trẻ có thể nhìn theo hướng hoặc chỉ vào vật mà bạn nói; nếu bạn hỏi máy bay đang ở đâu, trẻ có thể chỉ lên trời. Để giúp trẻ học được một vài từ vựng quan trọng và tránh nhầm lẫn, hãy tập trung vào tuần này bằng cách sử dụng một từ duy nhất để mô tả một đối tượng hoặc người xung quanh trẻ. Ví dụ, gọi con mèo của bạn là "mèo con" hoặc bằng tên của con mèo đó nhưng không nên gọi cả hai. Trẻ sẽ sớm kết hợp những từ bạn sử dụng vào tiếng bập bẹ của trẻ.

Trẻ nhỏ 10 tháng tuổi
Ở thời điểm 46 tuần, con bạn hiểu nhiều hơn những gì bạn nói mỗi ngày và có thể trả lời theo một số cách không lời

3. Chăm sóc em bé của bạn

Mặc dù bây giờ em bé của bạn đã lớn hơn, nhưng bé vẫn không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể một cách hiệu quả giống như người lớn. Nếu ngoài trời đang nóng, điều đó có nghĩa là trẻ sẽ quá nóng nhanh hơn bạn. Bạn không cần nhất thiết phải bật máy điều hòa, nhưng hãy đảm bảo cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng (cotton là một lựa chọn tốt), giày thoáng khí và cho trẻ uống nhiều nước. Giữ trẻ trong bóng râm càng nhiều càng tốt và nếu có thể, tránh đi ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi tia tử ngoại ở mức mạnh nhất. Nếu bạn đang cảm thấy nóng, chắc chắn là con nhỏ của bạn cũng vậy, vì vậy hãy theo dõi những dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ đang nóng đến mức nguy hiểm:

  • Sốt hoặc nóng, da đỏ ửng
  • Tim đập loạn nhịp
  • Ít mồ hôi (có nghĩa là cơ thể trẻ không còn tự làm mát được nữa)
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi

Nếu là mùa đông, bạn cũng cần chăm sóc đặc biệt để giữ ấm cho em bé. Nguyên tắc chung là mặc quần áo cho bé nhiều hơn một lớp so với số quần áo mà bạn mặc khi ra ngoài trời lạnh. Và đừng quên mũ và găng tay, cũng như tất ấm và giày hoặc ủng, vì tứ chi của trẻ có kích thước nhỏ nên sẽ là bộ phận đầu tiên cảm thấy lạnh. Nếu em bé của bạn bắt đầu đổ mồ hôi hoặc da chuyển sang màu đỏ, hãy cởi cho trẻ một hoặc hai lớp quần áo.

4. Có phải là trầm cảm sau sinh?

Cứ 5 người mẹ mới sinh thì có 1 người mắc chứng trầm cảm sau sinh
Việc cai sữa cũng đem lại trạng thái buồn chán tương tự như thời điểm sau sinh

Bạn có thể đã từng nghe đến trạng thái buồn chán sau sinh (postpartum blues), nhưng đáng ngạc nhiên, việc cai sữa cho bé có thể gây ra cảm giác tương tự. Khi bạn ngừng cho trẻ bú, sự dao động nội tiết tố có thể bị dao động nhẹ nên khiến bạn có thể cảm thấy buồn, cô đơn, hoặc lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng, khóc lóc hoặc chán ăn, khó ngủ đột ngột. Nếu những triệu chứng này không nhanh chóng biến mất hoặc càng ngày càng nặng hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị.

Tất nhiên, một số nỗi buồn khi trẻ cai sữa là bình thường. Ngay cả khi bạn đã sẵn sàng ngừng cho con bú, thì bạn vẫn có thể cảm thấy như là kết thúc kết nối duy nhất giữa bạn và con. Bạn cũng có thể cảm thấy hối tiếc vì trẻ không còn là em bé nữa. Chỉ trong 46 tuần ngắn ngủi, em bé sơ sinh của bạn đã biến thành một người hay cười, bò, nói chuyện, vỗ tay theo ý mình. Tất nhiên, sự gắn kết của bạn và trẻ bây giờ đã hơi khác và sự gắn kết này sẽ tiếp tục phát triển khi con bạn lớn lên theo thời gian.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com; mamanatural.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

552 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan