Sự phát triển của trẻ 25 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi được 25 tuần tuổi, em bé của bạn sẽ có dấu hiệu cố gắng tự di chuyển và cũng dành nhiều thời gian để mỉm cười và trò chuyện với bất cứ ai khiến bé chú ý. Ở tuổi này, bạn sẽ thấy rất nhiều thay đổi ở bé khi bé lớn lên và phát triển dưới sự chăm sóc yêu thương của gia đình.

Trong thời gian này, bạn là người làm mọi thứ cho em bé. Tuy nhiên, trẻ đang bắt đầu có dấu hiệu trở nên độc lập. Trẻ sẽ phát triển và học hỏi rất nhanh, và là cha mẹ, bạn phải giúp đỡ và khuyến khích trẻ. Ở 25 tuần tuổi, não bé của bạn bắt đầu phát triển hơn để nhận ra nhiều thứ hơn. Mọc răng có thể là một vấn đề lớn ở độ tuổi này.

1. Sự phát triển của trẻ 25 tuần tuổi

Trong suốt khoảng thời gian trước khi trẻ 25 tuần tuổi, các bậc cha mẹ hay người chăm sóc chính là người làm mọi thứ cho bé. Tuy nhiên đến thời điểm này bé đang bắt đầu có dấu hiệu cố gắng độc lập hơn trong các hoạt động. Bé cũng sẽ phát triển và học hỏi rất nhanh từ cha mẹ và những người xung quanh. Vì lẽ đó các hành động thực hiện trước mặt bé cần đạt độ chuẩn mực cao.

Ở tuần tuổi thứ 25, não bé bắt đầu phát triển và có thể nhận thức được nhiều thứ hơn. Trẻ sẽ cho cha mẹ chúng thấy những dấu hiệu biểu hiện đã sẵn sàng cho việc ăn dặm và có khả năng thực hiện các hoạt động phức tạp. Mọc răng cũng có thể là một vấn đề ở độ tuổi này, khiến trẻ khóc nhiều, chảy nước dãi hoặc bị sốt và sưng nướu.

1.1. Cho trẻ 25 tuần tuổi ăn

Giai đoạn trước 25 tuần tuổi, thông thường các bậc cha mẹ sẽ cho bé ăn một số loại ngũ cốc kèm với bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức. Tuy nhiên đã đến lúc bắt đầu cho bé một chế độ ăn dặm hợp lý. Bé sẽ cảm thấy thích thú hơn với các thực phẩm có hương vị ngọt ngào.

Các bậc cha mẹ cũng có thể cho bé ăn một số loại thực phẩm được thái nhỏ vừa miếng như bánh quy giòn nhưng cần chú ý tránh để trẻ bị nghẹn hoặc hóc. Ngoài ra nên thường xuyên thay đổi các loại món ăn để tránh tình trạng bé cảm thấy chán ăn một số loại thực phẩm

Làm thế nào để trẻ sơ sinh không lười bú sữa mẹ?
Trẻ 25 tuần tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ thường xuyên

1.2. Cho trẻ 25 tuần tuổi ngủ

Dưới đây là một số thói quen khi ngủ của trẻ khi trẻ 25 tuần tuổi:

  • Mỗi ngày, bé có thể ngủ khoảng 14-15 tiếng. Trong đó khoảng 11 tiếng vào ban đêm trong khi số còn lại là những giấc ngủ ngắn vào ban ngày
  • Một số bé ở độ tuổi này đã sẵn sàng để thực hiện thói quen ngủ trưa
  • Em bé cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ ở độ tuổi này gây ra bởi một số lý do như sự thúc đẩy tăng trưởng và mọc răng.
  • Em bé cũng có thể thường xuyên thức dậy trong đêm. Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có xu hướng thức dậy vào giữa đêm. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ cần luyện tập để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu trong độ tuổi này.
  • Mặc dù giai đoạn này trẻ rất hứng thú với việc lẫy và bò nhưng không nên để trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp vì sẽ ảnh hưởng đến các nội tạng trong cơ thể bé.

1.3. Một số mẹo chăm sóc trẻ 25 tuần tuổi

Dưới đây là một số mẹo nhỏ các bậc cha mẹ có thể áp dụng để chăm sóc trẻ 25 tuần tuổi tốt hơn:

  • Một số phụ nữ chọn phương pháp cho trẻ uống sữa từ trong bình thay vì bú trực tiếp từ vú mẹ. Có rất nhiều loại bình phù hợp với phương pháp này
  • Có nhiều trẻ đã có thể bò, thậm chí bò rất nhanh trong giai đoạn này do đó, tốt hơn hết nên đảm bảo vệ sinh nhà cửa để tránh nguy cơ trẻ mắc các bệnh liên quan đến da liễu, tiêu hóa và hô hấp.
  • Các bé 25 tuần tuổi cũng rất thích lật người nên cha mẹ cần xem xét trải một tấm chiếu hoặc dưới sàn nhà tránh trường hợp trẻ có thể ngã từ trên giường xuống đất gây chấn thương trong trường hợp cha mẹ thiếu chú ý
  • Nếu bé tỏ ra thích thú những loại thức ăn và muốn dùng thìa tự xúc, hãy để bé tự làm. Điều này có thể khiến thức ăn rơi vãi cũng như dính vào quần áo của trẻ nhưng sẽ dạy chúng rất nhiều và giúp trẻ học cách sử dụng thìa nhanh hơn.

1.4. Các xét nghiệm và vaccine

Khuyến cáo của các chuyên gia là đưa bé đi khám tổng quát thường xuyên. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ đi tiêm phòng cúm ngay khi trẻ đủ tuổi. Những bé trong độ tuổi này thường được tiêm một số loại vắc-xin như vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn 13-valent (PCV13), vắc-xin quimi-Hib, DtaP, Rotavirus, viêm gan B, não mô cầu... Các bậc cha mẹ nên chú ý đến lịch tiêm để sắp xếp thời gian đưa bé đi tiêm một cách hợp lý.

Trẻ sơ sinh ngủ trên giường có thể không an toàn
Mỗi ngày, bé 25 tuần tuổi có thể ngủ khoảng 14-15 tiếng.

1.5. Trò chơi và hoạt động phù hợp với trẻ 25 tuần tuổi

Không có gì tốt hơn cho bé yêu là được chơi cùng bố mẹ. Đây không chỉ là niềm vui của các bậc cha mẹ hay giúp họ có thêm thời gian để gắn kết với con cái mà điều này còn có thể giúp bé phát triển cả về thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc. Dưới đây là một số trò chơi có thể áp dụng trong giai đoạn này:

  • Sắp xếp ảnh: Tất cả những gì các bậc cha mẹ cần cho trò chơi này là một cuốn album có hình ảnh của chính họ, của trẻ và những người thân khác. Trẻ 25 tuần tuổi sẽ thể hiện sự phấn khích với các hình ảnh đó, đặc biệt là các hình ảnh với màu sắc sặc sỡ.
  • Giúp trẻ định hình một số hoạt động: Trẻ 25 tuần tuổi sẽ bị mê hoặc bởi hầu hết mọi hoạt động từ cha mẹ của chúng hay những người xung quanh. Thể hiện cho trẻ thấy những gì có thể xảy ra nếu bật công tắc điện, thậm chí có thể cho trẻ tự bấm chuông cửa hay tự vặn vòi nước. Những hoạt động này có thể giúp trẻ tự tìm hiểu về một số hiệu quả nhất định nếu thực hiện chúng.

2. Cột mốc 25 tuần tuổi của bé

Mỗi tháng tuổi, thậm chí là mỗi tuần tuổi đều có thể mang đến một thay đổi lớn hơn trong sự phát triển của trẻ, giúp bé có khả năng quan sát và tìm hiểu về thế giới xung quanh tốt hơn. Dưới đây là một số cột mốc đáng chú ý trong tuần tuổi thứ 25 của trẻ:

  • Trẻ sẽ học cách lật úp người xuống, đặc biệt là trong lúc được thay tã. Điều này tạo ra những sự thú vị nhất định cho cả trẻ và cha mẹ.
  • Bé cũng sẽ rất chăm chú và thích thú với những gì bố mẹ hay những người xung quanh nói. Các bé trong độ tuổi này đang học cách liên kết những cử chỉ và âm thanh nhận được từ người lớn và cố gắng đưa ra những phản hồi ngược lại. Chẳng hạn bé học được rằng khi khóc bé sẽ được mọi người chú ý, hay khi cười thì mọi người cũng cười theo....
  • Trẻ cũng bắt đầu lặp lại một vài âm tiết và sẽ thích thú khi nghe những âm thanh đó. Thường xuyên trò chuyện với trẻ có thể giúp khả năng ngôn ngữ của bé phát triển tốt hơn.
  • Hầu hết các bé cũng dần quen với chế độ ăn dặm trong giai đoạn này. Nên đặt bé ngồi thẳng trong khi ăn để kích thích phản xạ của lưỡi trong việc nuốt thức ăn
  • Trẻ cười nhiều hơn trong độ tuổi này và học được cách sử dụng tay để cầm nắm và thường xuyên ném đồ vật ra xung quanh.

Không phải mọi đứa trẻ đều phát triển theo cách giống nhau trong giai đoạn 25 tuần tuổi. Chúng sẽ đạt được các mốc phát triển quan trọng trong từng thời điểm khác nhau miễn sao chúng cảm thấy thoải mái. Những đứa trẻ sinh non thường mất nhiều thời gian hơn để tiến tới các mốc phát triển này. Nếu bé chưa bắt đầu có những trạng thái cảm xúc như cười, ê a, không có phản ứng với các âm thanh, bạn cần cân nhắc đưa trẻ đi khám. Nuôi trẻ tốn rất nhiều thời gian, công sức và yêu cầu sự kiên nhẫn nhưng với tình yêu thương và sự hướng dẫn từ cha mẹ chúng sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực nhất.

Trẻ 13 tháng tuổi chưa thể tự ngồi dậy có sao không?
25 tuổi tuần, trẻ đã có thể tự ngồi 1 mình

Trẻ 25 tuần tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Trẻ 25 tuần tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parenting.firstcry.com, mamanatural.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan