Sự phát triển của trẻ 23 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Điều tạo nên cảm xúc tốt của cha mẹ chính là nhìn thiên thần nhỏ của mình lớn lên và phát triển hàng ngày, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Em bé của bạn đang học hỏi và khám phá rất nhiều điều mới, và có thể cảm thấy tuyệt vời khi nhìn thấy điều kỳ diệu xung quanh môi trường của trẻ. Tuần thứ 23 trong cuộc đời của con bạn là một tuần thú vị bởi vì trẻ bắt đầu có dấu hiệu nhận biết những điều xảy ra xung quanh.

1. Sự phát triển của trẻ 23 tuần tuổi

Tuần thứ 23 trong cuộc đời mỗi đứa trẻ sau sinh là một tuần thú vị bởi đây là thời điểm đánh dấu cột mốc mới. Trẻ bắt đầu có dấu hiệu nhận biết, có khả năng hiểu được một phần những gì diễn ra xung quanh bé. Trẻ 23 tuần tuổi thực sự có thể có những hành động mang tính giải trí rất cao đối với bố mẹ và người thân trong gia đình cho thấy rằng chúng đang trong quá trình phát triển đều đặn. Điều quan trọng là những bậc cha mẹ cần phải hiểu và nhận biết được những dấu hiệu phát triển của trẻ ở giai đoạn này và lên kế hoạch cụ thể nhằm giúp trẻ đạt được sự phát triển tốt về cả thể chất về tinh thần.

Khi trẻ 23 tuần tuổi, các bé trở nên ổn định hơn và sẵn sàng phát triển sang giai đoạn tiếp theo. Sự phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh ở giai đoạn tuần thứ 23 cũng là sự chuẩn bị của các bé để trải qua những thay đổi về thể chất và tinh thần trong vài tháng tới. Trong tuần thứ 23, hầu hết các bé đã có đủ khả năng vận động để bắt đầu thực hiện những động tác lăn lộn và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết trước khi bò. Các bé cũng đã có thể ngồi thẳng và thưởng thức những bữa ăn của mình trên những chiếc ghế cao.

Các bậc cha mẹ cũng có thể dễ dàng nhận thấy trẻ ở giai đoạn này thích cầm, nắm mọi thứ bằng ngón tay, đặc biệt là thực phẩm và sẽ mất đi phản xạ lưỡi. Tuyến nước bọt của bé cũng tăng cường hoạt động vì các thực phẩm trẻ ăn trong giai đoạn này đa phần ở dạng rắn, cần tiết nhiều enzyme tiêu hóa ở khoang miệng. Các bé cũng cười nhiều hơn, đặc biệt là khi có người khác chơi cùng. Cân nặng của em bé 23 tuần tuổi có thể được đo qua những buổi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ cho các bậc cha mẹ biết về các chỉ số của trẻ và đưa ra sự so sánh với tiêu chuẩn của trẻ trong giai đoạn này hoặc những bé khác cùng lứa tuổi để họ biết nên làm gì với em bé của mình.

Bé 5 tháng chưa được tiêm phòng
Khi trẻ 23 tuần tuổi, các bé trở nên ổn định hơn và sẵn sàng phát triển sang giai đoạn tiếp theo.

1.1. Cho trẻ 23 tuần tuổi ăn

Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh thường sẵn sàng ăn những thực phẩm rắn hơn vì thế cha mẹ cũng có thể kết hợp những loại thực phẩm này vào bữa ăn của trẻ. Nếu bạn muốn sử dụng những phương pháp để cai sữa cho bé, đây là khoảng thời gian tương đối hợp lý.

Giai đoạn này bé sẽ rất thích cầm nắm thức ăn và cho vào miệng. Các bậc cha mẹ cũng có thể cảm nhận được sự háo hức và nhiệt tình mà bé thể hiện khi được cho ăn thử các loại thực phẩm được xay nhuyễn hoặc các loại thức ăn được nghiền nhỏ. Tuy nhiên ngay cả khi đưa những loại thức ăn rắn vào chế độ ăn của bé thì sữa mẹ vẫn phải là nguồn thức ăn chính trong bữa ăn của bé. Bất kể cách mà các bà mẹ cho con bú hay ăn hỗn hợp và sữa công thức, bé sẽ bắt đầu nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn chỉ sau vài tháng. Cho trẻ bú trước bữa ăn dặm để đảm bảo trẻ thỏa mãn cơn thèm ăn và giúp hệ tiêu hóa của trẻ ổn định.

Các công đoạn như đưa thức ăn vào miệng, nhai, cắn và nuốt là tất cả những kỹ năng sẽ được trẻ thực thành và luyện tập một cách thành thạo. Các loại thực phẩm khó tiêu hóa sẽ được đào thải qua phân của trẻ. Theo thời gian, nướu của trẻ cũng sẽ khỏe hơn và thức ăn cũng sẽ được tiêu hóa tốt hơn.

1.2. Cho trẻ 23 tuần tuổi ngủ

Trẻ 23 tuần tuổi có thể thể hiện những thay đổi nhỏ trong kiểu ngủ của chúng và việc trẻ thức dậy vào giữa đêm trong giai đoạn này cũng không phải là điều hiếm gặp. Dưới đây là một số điều các bậc cha mẹ cần lưu ý về giấc ngủ của trẻ 23 tuần tuổi:

  • Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng trẻ 23 tuần tuổi cần học cách ngủ và không tỉnh giấc giữa đêm trong 6 tháng tuy nhiên đây là điều không hề dễ dàng. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 78% trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi thức dậy ít nhất một lần trong đêm và khoảng 60% trẻ sơ sinh vẫn thức dậy mỗi đêm để bú.
  • Một số trẻ có thể ngủ một mạch 3-4 tiếng hoặc hơn trong khi những bé khác chỉ ngủ mỗi giấc khoảng 1 tiếng. Điều này không phải là vấn đề, miễn là trẻ hài lòng với giấc ngủ và không cáu kỉnh sau khi thức dậy thì các bậc cha mẹ không có gì phải lo lắng cả.
  • Các bậc cha mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần em bé của mình sẽ dành thời gian riêng cho các giấc ngủ. Điều này có thể cần vài tháng hoặc lâu hơn những khi chúng đã quen với các giấc ngủ, mọi thứ sẽ trở nên dễ chịu hơn nhiều.

1.3. Mẹo chăm sóc bé 23 tuần tuổi

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp các bậc cha mẹ chăm sóc con mình tốt hơn trong giai đoạn trẻ 23 tuần tuổi:

  • Đọc to cho bé nghe và giới thiệu các loại màu sắc cũng như đồ vật bé có thể chơi cùng.
  • Quá trình tắm cho bé cũng có thể kết hợp với việc dạy bé về các đồ vật khác nhau, chẳng hạn như vịt cao su, bong bóng xà phòng.... Ngoài ra hầu hết các bé đều thích văng nước trong khi tắm nhưng cần giám sát trẻ chặt chẽ phòng trường hợp đuối nước
  • Đây cũng là thời điểm hợp lý để giới thiệu các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển nhận thức và thể chất.
Trẻ ngủ
Trẻ 23 tuần tuổi có thể thể hiện những thay đổi nhỏ trong kiểu ngủ của chúng

1.4. Tiêm chủng cho trẻ 23 tuần tuổi

Trong độ tuổi này, các bậc cha mẹ sẽ cần chuẩn bị cho việc tiêm chủng của trẻ. Vì vậy điều quan trọng nhất là sắp xếp thời gian để đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng đã được quy định. Bé có thể sẽ bị kích thích hoặc biểu hiện sốt nhẹ sau tiêm và cần được theo dõi một vài ngày để tránh gặp phải những tác dụng phụ của vắc-xin.

Đây cũng là khoảng thời gian sức đề kháng của trẻ chưa tốt, dễ bị cảm lạnh và khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt là những người sinh con lần đầu. Những triệu chứng báo hiệu sức khỏe của bé không tốt có thể bao gồm ít vận động, phát ban, nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy....

1.5. Trò chơi và hoạt động cho trẻ 23 tuần tuổi

Dưới đây là một vài trò chơi các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho bé ở độ tuổi này:

  • Cưỡi ngựa: Các ông bố hoặc bà mẹ ngồi trên một chiếc ghế cao và đặt bé đứng trên đầu gối, 2 tay ôm eo của bé và bắt đầu cúi dần xuống đầu gối, vừa cúi vừa hát.
  • Chơi đùa trong lúc tắm: Các bậc cha mẹ cũng có thể chơi đùa với con mình trong bồn tắm bằng một miếng bọt xà bông. Chọc nhẹ lên các bộ phận trên cơ thể để khiến trẻ bị kích thích và cố gắng học cách làm theo.

2. Cột mốc 23 tuần tuổi bé

Vào tuần thứ 23, em bé có thể bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu của sự phát triển các kỹ năng liên quan đến nhận thức. Một trong số chúng bao gồm:

  • Một sự nhận thức cơ bản về nguyên nhân và kết quả như việc đẩy chiếc xe đồ chơi khiến nó di chuyển có thể khiến trẻ thích thú và thực hiện những động tác đẩy xe lặp đi lặp lại hàng giờ đồng hồ. Trẻ cũng bắt đầu biết nhất nút đồ chơi để chúng phát ra những bài hát và giai điệu hoặc để những chiếc xe tự động di chuyển.
  • Hiểu được khái niệm về sự tồn tại của các đồ vật hoặc đồ chơi, trẻ bắt đầu nhận thức được món đồ chơi nào bị thiếu trong bộ đồ chơi và sẽ đi tìm chúng.
  • Thích nhìn vào hình ảnh phản chiếu của chính mình trong gương và thể hiện niềm vui cũng như sự thích thú với điều đó
  • Bắt đầu đòi hỏi khám phá những đồ vật đặt ngoài tầm với.

Trẻ 23 tuần tuổi có thể thể hiện một số hành động rất thú vị, điều đó chứng tỏ trẻ đang dần nắm bắt và hiểu được sự vận động của thế giới xung quanh. Những bậc cha mẹ hay người chăm sóc trẻ trong giai đoạn này cần chú ý quan sát và giúp đỡ trẻ hoàn thành một số hoạt động phức tạp nhưng đồng thời cũng cần để trẻ có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo và để trẻ có thể tự hoàn thành những điều chúng muốn làm.

Trẻ 23 tuần tuổi là một trong những giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và các bậc cha mẹ cần theo dõi sát các bé trong thời gian này để giữ chúng luôn khỏe mạnh và phát triển đều đặn. Nếu em bé có các dấu hiệu mắc bệnh và tái phát nhiều lần, thường xuyên cảm lạnh, ho hoặc hắt hơi liên tục cần tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám vì rất có thể bé đã bị dị ứng với một số đồ vật. Ngoài ra đây là thời điểm mà hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan