Sơ cứu chấn thương mắt ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Th.S BS. Đặng Thị Ngoan– Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Khi trẻ em tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, bố mẹ cần lưu ý hướng dẫn trẻ các phương pháp an toàn cho mắt và sử dụng kính bảo vệ thích hợp. Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em bị tổn thương mắt hoặc thậm chí mù lòa do tai nạn ở nhà, khi chơi hoặc trên xe hơi. Vậy, khi chấn thương mắt ở trẻ em, bố mẹ cần sơ cứu chấn thương mắt như thế nào?

1. Hướng dẫn sơ cứu chấn thương mắt

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có vật gì đó trong mắt, thì bạn không nên cho trẻ dụi vào mắt để tránh làm xước giác mạc, đây là bề mặt của mắt. Nếu một vài giây chớp mắt mà nó vẫn không hết, hãy rửa tay và xem liệu bạn có thể xác định được vị trí của dị vật hay không và sau đó, bằng cách kéo nhẹ nắp dưới xuống và nắp trên hơi hướng lên trên. Sau đó:

  • Nếu dị vật giống như bị cắm sâu vào mắt, đừng cố lấy nó ra, hãy đến cơ sở Y tế gần nhất.
  • Nếu bạn có thể nhìn thấy dị vật nổi xung quanh, hãy nhẹ nhàng loại bỏ chúng bằng cách chạm vào nó bằng tăm bông hoặc mép vải sạch.
  • Nếu cách trên không hiệu quả, hãy cố gắng rửa mắt bằng nước ấm. Cách dễ nhất để xả nước là bế con bạn trên bồn rửa hoặc bồn tắm và nhẹ nhàng đổ nước ấm (không nóng) từ ly hoặc bình vào khóe mắt của trẻ. Nếu bé còn nhỏ, bạn có thể giữ cho bé không ngã bằng cách quấn khăn trước cho bé.

Nếu tôi không thể lấy dị vật ra thì sao?

Trong trường hợp này, bạn nên đến cơ sở Y tế nếu bạn không thể lấy dị vật ra hoặc bạn đã lấy ra nhưng con bạn có vẻ vẫn đau. Đau có thể là một dấu hiệu cho thấy mắt đã bị thương.

Trong khi chờ đợi, hãy cố gắng để con bạn không chạm vào mắt. Một cách để làm điều này là dán một chiếc cốc giấy nhỏ lên trên mắt của trẻ. Nếu bạn rạch vài đường ở vành cốc và gấp các phần lại sẽ giúp vừa với mắt của trẻ.

Không băng lên mắt, vì bất kỳ áp lực nào cũng có thể gây tổn thương thêm cho mắt.

Dùng gạc mềm và nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho trẻ
Cố gắng không để trẻ dụi tay lên mắt để tránh làm tổn thương giác mạc

Tôi nên làm gì nếu mắt con tôi bị chọc, đập hoặc trầy xước?

Đưa con bạn đến bác sĩ, bác sĩ nhãn khoa hoặc phòng cấp cứu nếu gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây xảy ra sau chấn thương mắt:

  • Sưng hoặc bầm tím ở mí mắt
  • Con bạn có vẻ bị đau hoặc có vẻ sợ ánh sáng
  • Mí mắt bị rách
  • Mắt đỏ, viêm, chảy nước quá nhiều hoặc chảy dịch nhầy
  • Mắt bị thương không di chuyển tốt như mắt còn lại
  • Một mắt nhô ra nhiều hơn mắt kia
  • Con ngươi ở một mắt không tròn hoặc có kích thước khác với con ngươi ở mắt còn lại

Điều cực kỳ quan trọng là không được chạm vào mắt bị thương cho đến khi bạn đưa con bạn đến bác sĩ. Nếu bất kỳ phần nào của mắt bị rách, việc cọ xát có thể khiến dịch kính, đây chất thạch không màu bao phủ nhãn cầu sẽ chảy ra ngoài, có thể gây tổn thương vĩnh viễn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổn thương và đưa ra hướng chăm sóc. Ví dụ, nếu con bạn bị xước giác mạc, thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh có thể được kê đơn để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khu vực này bị bầm tím, bạn có thể được khuyên giữ vùng mắt giơ cao và chườm lạnh liên tục trong 24 giờ để giảm sưng, sau đó là chườm ấm cho đến khi hết sưng.

Trong trường hợp hiếm gặp mà con bạn bị tổn thương mắt nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật.

Nếu con của bạn bị đánh nhưng bạn không thấy bất kỳ tổn thương nào và trông trẻ vẫn ổn, bạn không cần nhất thiết phải đưa con đến cơ sở Y tế. Tuy nhiên, hãy để ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trên trong vài ngày.

Đừng bao giờ đắp bất cứ một cái gì lên mắt của con bạn trừ khi được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn thực hiện. Việc suy giảm thị lực một mắt trong thời gian dài có thể làm hỏng trung tâm thị giác đang phát triển trong não của con bạn.

khám mắt trẻ
Cha mẹ không nên tự ý chữa mắt cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ

Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị chất độc vào mắt?

Nếu bất kỳ loại hóa chất nào bắn vào mắt con bạn (ví dụ như chất tẩy rửa gia dụng, thuốc trừ sâu thực vật hoặc sơn), thì đó là trường hợp nguy cấp và cần được xử lý cấp cứu.

Đưa trẻ đến vòi hoa sen hoặc bồn rửa và đổ nước sạch, ấm (không nóng) vào mắt trẻ. Không để bất cứ thứ gì khác ngoài nước sạch. Bạn cần phải rửa sạch hóa chất kỹ càng và càng nhanh chóng càng tốt để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn hoặc thậm chí là mất mắt.

Nếu có người lớn khác ở trong nhà, một trong hai người có thể để mắt trẻ mở trong khi người kia đổ nước sạch vào mắt trẻ. Quấn con bạn trong một chiếc khăn, để con bạn không thể phản kháng quá mức. Cách dễ nhất là khi đổ nước vào mắt, bạn hãy đổ vào góc trong của mắt và để nước rửa qua mắt.

2. Phòng ngừa chấn thương mắt ở trẻ em

  • Trẻ em nên đeo kính thể thao bảo vệ mắt được làm bằng thấu kính polycarbonate để chơi bóng chày, bóng rổ, bóng đá, các môn thể thao dùng vợt, bóng đá, khúc côn cầu, bóng chày,.
  • Tất cả các hóa chất và thuốc xịt phải để xa tầm tay trẻ nhỏ.
  • Cha mẹ và những người khác chăm sóc trẻ cần thực hành sử dụng an toàn các vật dụng phổ biến có thể gây thương tích nghiêm trọng cho mắt, chẳng hạn như kẹp giấy, bút chì, kéo, dây bungee, móc treo áo khoác và dây chun.
  • Bố và con trai nên đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các dụng cụ
  • Chỉ mua đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ dọn đồ chơi
Chỉ nên cho bé sử dụng những đồ vật an toàn và phù hợp với độ tuổi

  • Tránh các đồ chơi có đạn như súng nhựa, phi tiêu, cung tên và đồ chơi bắn tên.
  • Sử dụng cổng an toàn ở đầu và cuối cầu thang. Đặt ổ khóa trên tất cả các tủ và ngăn kéo mà trẻ em có thể với tới.
  • Không cho con bạn chơi với súng trường không bột, súng bắn đạn viên hoặc súng BB. Các đồ chơi này cực kỳ nguy hiểm và đã được phân loại lại thành súng cầm tay và loại bỏ khỏi bộ phận đồ chơi dành cho trẻ.
  • Không cho trẻ em ở gần pháo hoa. Những loại pháo hoa này có nguy cơ gây chấn thương mắt nghiêm trọng và đã bị cấm ở Việt Nam.
  • Khi tham gia giao thông, đảm bảo trẻ được cố định đúng cách trong nôi và ghế an toàn dành cho trẻ em, đồng thời dây đai an toàn và vai vừa vặn. Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống không bao giờ được ngồi trên ghế trước. Cất đồ rời trong cốp xe hoặc cố định trên sàn nhà, vì bất kỳ đồ vật lỏng lẻo nào cũng có thể trở thành vật gây nguy hiểm khi va chạm xảy ra.

Nếu con bạn sử dụng máy tính:

Trẻ em sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính có nguy cơ bị mỏi mắt. Bạn có thể giúp con mình ngăn ngừa mỏi mắt bằng cách:

  • Đặt màn hình máy tính xa hơn một chút so với nơi con bạn thường cầm sách.
  • Đặt màn hình ngang hoặc thấp hơn tầm mắt một chút.
  • Giảm ánh sáng xung quanh để giảm chói mắt.
  • Giữ cho màn hình máy tính sạch sẽ và không có bụi.
  • Hãy chắc chắn rằng con bạn nghỉ ngơi để mắt cũng được nghỉ ngơi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, aao.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec