Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em

Rối loạn thần kinh thực vật là một căn bệnh nguy hiểm khi sự kiểm soát não bộ bị rơi vào vô thức. Vậy rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em có gì khác so với người lớn hay không?

1. Khái quát bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Khi một người mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật thì sự kiểm soát của não bộ sẽ rơi vào vô thức. Lúc này nhận thức đã suy giảm nhưng não vẫn hoạt động nên trạng thái đó là người thực vật. Một số bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật được kiểm tra đã cho thấy họ có tình trạng rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, tiết mồ hôi không kiểm soát... Rối loạn thần kinh thực vật làm cho sợi dây liên kết ý thức và hành động tách rời.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến người bệnh mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật. Trong số đó, chúng ta có thể phát hiện nhờ các triệu chứng của hồi hộp, tim đập nhanh hay rối loạn chức năng cơ quan... Mỗi biểu hiện mất kiểm soát và ý thức xa rời sự điều khiển của não bộ đều cần lưu ý kiểm tra kỹ để phòng tránh nguy cơ không tốt cho sức khỏe hệ thần kinh.

2. Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em

Người bệnh gặp hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có nhiều nguyên do khác nhau. Đồng thời các nhóm đối tượng mắc bệnh này cũng khác nhau. Vì thế chúng ta cần loại trừ nguy cơ mắc bệnh dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt là những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em như:

  • Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý mang tính di truyền
  • Rối loạn thần kinh thực vật do vi rút hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Người bệnh mắc chứng tự miễn như lupus ban đỏ
  • Bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh
  • Bệnh nhân chấn thương sọ não
  • Bệnh nhân chấn thương cột sống
  • Bệnh nhân phẫu thuật vùng cổ
  • Bệnh nhân có tiến hành xạ trị
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân rối loạn tâm sinh lý
  • Cơ thể chịu chèn ép lên dây thần kinh trong thời gian dài
  • Phản ứng phụ sau khi điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch hay thuốc điều trị ung thư.

Sau những trường hợp người bệnh mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể tổng kết những biểu hiện phổ biến. Tuy nhiên chúng không đúng ở mọi trường hợp. Vì thế người nghi ngờ mắc bệnh có thể dựa theo một vài biểu hiện phổ biến được thống kê để đánh giá và kiểm tra điều trị bệnh sớm:

  • Hoa mắt chóng mặt có kèm theo choáng váng
  • Mồ hôi liên tục tiết ra không thể kiểm soát
  • Không có cảm giác ăn ngon hoặc chỉ ăn một ít đã no
  • Sợ ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn
  • Thường xuyên mất ngủ hay ngủ chập chờn
  • Tim hay rối loạn nhịp đập kèm đánh trống ngực và tăng nhịp tim lên cao
  • Bí tiểu gây mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.
  • Nổi mẩn đỏ trên da
  • Buồn nôn có thể nôn hoặc không khiến vùng bụng khó chịu
  • Biểu hiện lo âu hay sợ hãi
  • Hụt hơi
  • Đau dây thần kinh
  • Tụt huyết áp trong tư thế đứng
  • Mất thăng bằng

Một số biểu hiện có thể không bộc lộ rõ nhưng bản thân mỗi người cũng cần thường xuyên chú ý theo dõi sức khỏe. Nếu có bất kỳ thay đổi hay bất thường người bệnh hãy kiểm tra để loại trừ đặc biệt là có ít nhất một biểu hiện phổ biến được nêu ở trên.

3. Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em

Trước đây hội chứng rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện chủ yếu ở người lớn do tai nạn hay chấn thương. Tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em đã không còn xa lạ. Trẻ em trong giai đoạn phát triển hình thành nhận thực là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất. Do đó cần quan tâm và chú ý để phòng ngừa điều trị sớm những tổn thương não bộ cho con. Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em thường có các biểu hiện phổ biến sau:

  • Trẻ thường xuyên lo âu sẽ giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Một số trẻ sẽ cảm giác đau nhức đầu hoặc chóng mặt vô cớ. Có trẻ trở nên biến đổi tâm trạng cảm xúc không xác định được nguyên nhân
  • Bệnh lý tim mạch ở trẻ nhỏ: Các trẻ em mắc hội chứng rối loạn thần kinh thực vật sẽ có biểu hiện tụt huyết áp, hồi hộp, tim loạn nhịp và hụt hơi. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng khi trẻ hoạt động thể lực. Phụ huynh nên chú ý đến điểm này tránh con bị quá sức trong khi học và nâng cao thể chất
  • Hệ tiêu hóa cũng chịu ảnh hưởng với rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ. Các biểu hiện chứng bụng, ở hơi, kén ăn, khó tiêu hay tiêu chảy đều là biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ chịu ảnh hưởng bởi hệ tiêu hóa
  • Trẻ em rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể đi tiểu mất kiểm soát. Đôi khi trẻ bị áp lực sẽ dẫn đến hiện tượng này. Dấu hiệu trẻ tiểu tiện không kiểm soát hoặc tiểu không hết cần được lưu ý kiểm tra sớm
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật ở trẻ em dẫn đến nguy cơ bệnh lý đường hô hấp. Trẻ sẽ gặp tình trạng hụt hơi, khó thở, ngạt mũi và tức ngực.
  • Những trẻ thường xuất toát mồ hôi không ngừng nên kiểm tra có thể trẻ đang chịu áp lực. Ngoài ra toát mồ hôi không kiểm soát cũng là biểu hiện trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật cần chú ý.

4. Sự nguy hiểm và cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em

Tuy rằng những người bệnh từng điều trị rối loạn thần kinh thực vật không tử vong nhiều. Nhưng đánh giá chúng thì điều này phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân và loại bệnh đang mắc. Có những hội chứng rối loạn chỉ điều trị sẽ khỏi nhưng cũng có bệnh lý ẩn sâu khó xử lý. Vì thế mỗi bệnh nhân nên chủ động điều trị rối loạn thần kinh thực vật từ sớm ngay cả khi chưa phát hiện hãy thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra định kỳ.

Để điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bác sĩ thường ưu tiên phương pháp điều trị theo nguyên nhân. Điều trị bệnh dựa nguyên nhân mắc bệnh thường có hiệu quả tốt và trị được tận gốc bệnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp không xác định được nguyên nhân nên bác sĩ sẽ linh hoạt phương án điều trị để đảm bảo hiệu quả an toàn cao nhất cho bệnh nhân.

Trường hợp cần điều trị bệnh có thuốc trẻ em nên được kiểm tra kỹ để tránh phản ứng phụ. Thêm vào đó các bệnh lý thần kinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nên bác sĩ sẽ theo dõi và thực hiện thêm một số phương án điều trị kết hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Ngoài ra gia đình cần phối hợp để trẻ có tinh thần thoải mái sau khi điều trị tránh bệnh tái phát hay mắc bệnh lý thần kinh khác nguy hiểm.

Sau khi điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ kết hợp những bài tập thư giãn thần kinh. Người bệnh có thể xông hơi, bấm huyệt hay vật lý trị liệu để tăng hiệu quả trong khi đang được điều trị. Thêm vào đó bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tuân thủ một số yêu cầu để tăng khả năng hồi phục sức khỏe tốt hơn:

  • Duy trì lối sống tích cực với những suy nghĩ không mang tiêu cực và kết hợp thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe
  • Luyện tập hít thở và mát xa xung quanh rối mỗi ngày
  • Hạn chế thủ dâm
  • Giữ tinh thần ổn định tránh căng thẳng tâm lý hay bị sốc
  • Vệ sinh chân tay và vật dụng thường xuyên tránh vi khuẩn xâm nhập
  • Nên ăn chín uống sôi
  • Sử dụng khẩu trang nơi đông người giảm sự lây nhiễm
  • Không tự ý uống thuốc ngoài chỉ dẫn kê đơn

Rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em ngày càng có ảnh hưởng nghiêm trọng. Do áp lực từ gia đình và học hành, trẻ có nguy cơ mắc bệnh tăng dần. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh phụ huynh nên gần gũi quan tâm chăm sóc sức khỏe của con nhiều hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan