Răng cửa, nanh, hàm của bé mọc vào lúc nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi bé tròn 30 tháng thì trong miệng của trẻ sẽ có đầy đủ 20 răng sữa. Bộ răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc từ 5-6 tuổi cho đến khi 12 tuổi. Thời gian mọc răng vĩnh viễn cũng chính là thời gian rụng răng sữa.

1. Tuổi mọc răng của trẻ

Mọc răng chính là bước trưởng thành của trẻ trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Đến lúc 3 tuổi hầu hết em bé sẽ có một hàm răng hoàn chỉnh với 20 chiếc răng sữa. Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng bao gồm:

  • Chảy nước dãi
  • Lợi nhô
  • Hay quấy khóc
  • Thích gặm nhấm
  • Sốt nhẹ
  • Tiêu chảy

Bộ răng sữa của em bé gồm có 20 cái răng bao gồm 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Giai đoạn mọc của từng răng như sau:

  • 2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên khi bé được 6-10 tháng tuổi.
  • 2 chiếc răng cửa trên thường mọc vào tháng thứ 8-12.
  • 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo mọc khi bé được 9- 13 tháng tuổi.
  • 2 chiếc răng cửa dưới mọc khi bé được 10-16 tháng tuổi.
  • Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13-19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
  • 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng xuất hiện khi bé ở vào khoảng 14-18 tháng tuổi.
  • Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • 2 răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé ở khoảng 17-23 tháng tuổi.
  • 2 răng hàm phía dưới được mọc khi bé được khoảng 23-31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng.
  • Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi trẻ ở khoảng 25-33 tháng tuổi.

Đến độ tuổi 7-8 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ rụng dần và thay thế bởi răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi răng sữa sẽ được thay hết và trẻ sẽ có tổng cộng 28 răng trưởng thành.

Trẻ sốt khi nào cần đưa đi bác sĩ
Tình trạng mọc răng có thể xuất hiệu triệu chứng sốt nhẹ ở một số trẻ

2. Chăm sóc răng cho trẻ

Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và đau nướu. Nếu chỉ xuất hiện triệu chứng ngứa nướu, các bà mẹ có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt thì cha mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt, hoặc dùng khăn ấm chườm ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn ướp lạnh, rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng khi trẻ muốn nhai thức ăn cứng.

Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển răng của trẻ. Một số loại thức ăn có thể làm đảm bảo cho răng trẻ phát triển với cấu trúc bền vững như:

  • Canxi: Là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng chiếm tới 99%. Canxi được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa. Thực phẩm giàu canxi: sữa, phô mai, cua ốc, tôm, tép, cá, cá nhỏ nguyên xương, các sản phẩm từ sữa, rau màu xanh đậm, sản phẩm từ đậu,...
  • Vitamin D: Có tác dụng giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc. Muốn canxi được hấp thu và sử dụng tốt thì cơ thể phải có đủ vitamin D, nếu không, có khi cho dù trẻ ăn uống đủ canxi nhưng vẫn bị thiếu canxi dẫn đến còi xương. Vì vậy, ta còn gọi những trẻ còi xương là “còi xương do thiếu vitamin D. Một số thực phẩm có lượng đáng kể Vitamin D bao gồm dầu gan cá, nhất là những loại cá béo: cá thu, cá hú,... trứng gà, những loại dầu ăn được bổ sung vitamin D.
  • Phospho: Là chất khoáng có nhiều thứ 2 trong cơ thể sau canxi. Có chức năng hình thành và duy trì hệ xương răng vững chắc và duy trì các chức phận khác của cơ thể. Phospho trong thức ăn động vật có giá trị sinh học cao hơn so với thức ăn thực vật. Chưa đến nay, chưa phát hiện tình trạng thiếu photpho do nguồn thực phẩm động vật và thực vật chứa photpho có mặt khắp mọi nơi
  • Magie: Góp phần trong quá trình khoáng hóa tạo xương, răng. Magie có nhiều trong tự nhiên nhất là các hải sản cá biển và cá nước ngọt, thịt các loại, rau xanh, trong các loại hạt toàn phần, các loại đậu đỗ
  • Vitamin C: Vitamin C tham dự vào quá trình tổng hợp chất collagen. Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C sẽ dẫn đến bệnh scorbut, tế bào tonoplast bị thoái hóa, tủy răng, nướu răng trở nên xốp làm nướu răng bị viêm loét, dễ chảy máu chân răng và dẫn đến rụng răng. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, chống nhiễm khuẩn chân răng. Các vết thương sẽ mau lành nếu các mô được bão hòa lượng vitamin C. Rau xanh, quả tươi như cam, chanh,quýt, bưởi, nước ép cà chua, bông cải xanh, xoài,... là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin C.
  • Vitamin A: Có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thực phẩm giàu Vitamin A chủ yếu có trong thực phẩm nguồn gốc động vật: gan, thịt, trứng, chế phẩm từ sữa. Thức ăn nguồn gốc thực vật có thể kể đến những loại củ quả màu vàng,đỏ đậm: cà chua, carrot, đu đủ,... Rau xanh đậm: rau ngót, rau muống, rau dền,... Các loại dầu thực vật được bổ sung vitamin A
  • Ăn nhiều rau quả: Rau, hoa quả, ngũ cốc, khoai củ, mía cây,... cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nâng cao sức đề kháng, bổ sung chất xơ giúp trẻ nhuận tràng,chống táo bón. Chất xơ còn có tác dụng chà răng, đồng thời thoa nắn cho nướu răng thêm mạnh và bền chắc.
Chế độ ăn dặm thực đơn của trẻ
Cha mẹ nên bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ giai đoạn mọc răng

Tóm lại, mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của trẻ trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng. Trong quá trình mọc răng, trẻ cũng có thể sốt nhẹ, biếng ăn, quấy khóc và tiêu chảy,... Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan