Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác có 12 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Nhi, đặc biệt là hồi sức sơ sinh và điều trị sơ sinh bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ có thế mạnh trong trong lĩnh vực tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như khám, tư vấn và can thiệp dinh dưỡng ở trẻ em.
Trẻ sốt mọc răng khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra, đây là triệu chứng rất phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh bị nhầm lẫn giữa dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh và sốt do bệnh, dẫn đến việc không có phương pháp điều trị kịp thời, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
1. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?
Trẻ thường bắt đầu có dấu hiệu mọc răng trong giai đoạn từ 4 - 7 tháng tuổi. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi mới 3 tháng tuổi. Thông thường, thứ tự mọc răng của trẻ như sau: Hai răng cửa dưới -> Hai răng cửa trên -> Hai răng cửa bên hàm trên -> Hai răng cửa bên hàm dưới -> Răng hàm -> Răng nanh.
Đa phần trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi. Do đó, nếu khi đã được 3 tuổi mà chưa mọc đủ răng cha mẹ nên cho bé đi khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát những vấn đề răng miệng của trẻ như sâu răng, sún răng... để có hướng xử điều trị kịp thời.
Một số trường hợp trẻ mới chào đời đã mọc sẵn 1 - 2 răng ( được gọi là răng sơ sinh) hoặc trẻ mọc răng quá sớm (chỉ vài tuần sau sinh). Việc mọc răng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ có nguy cơ bị nghẹt thể. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh trong đó mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lẫn với những trường hợp sốt do bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:
Dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh do mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh trong đó mọc răng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm lẫn với những trường hợp sốt do bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý:
Dấu hiệu sốt ở trẻ sơ sinh do mọc răng
Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt nhẹ từ 38 - 38,5 độ C. Trường hợp nướu răng bị sưng viêm có thể khiến trẻ bị sổ cao hơn. Trẻ thường bị sốt khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra.
Trẻ mọc răng thường chỉ sốt nhẹ chứ không sốt quá cao và không bị tiêu chảy. Do đó, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ kèm theo tình trạng tiêu chảy rất có thể trẻ đang bị một bệnh nào khác chứ không phải sốt do mọc răng. Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài dấu hiệu sốt, trẻ khi mọc răng cũng thường bị: chảy nước mũi, ngứa nướu, nhai núm vú, sưng đau nướu khiến trẻ sợ bú, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, nôn, phát ban...
Trẻ sốt mọc răng cũng thường lười ăn hơn. Do đó, bố mẹ không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó hãy chia thành các bữa nhỏ để trẻ ăn từng ít một.
3. Cần làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng?
- Khi trẻ mọc được 2 - 3 răng, cha mẹ có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng.
- Khi số răng đã nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm bạn có thể dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ.
- Có rất nhiều loại bàn chải mềm và kem đánh răng dành cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng bày bán tại các cửa hàng bán đồ sơ sinh để bạn lựa chọn.
- Nếu bé bị đau nướu do mọc răng, bạn có thể dùng một vòng bằng silicon cho bé nhai hoặc rửa sạch ngón tay sau đó chà nhẹ lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu, khó chịu.
- Ngoài dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh, trẻ còn thường bị chảy nước dãi. Khi đó, hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ chảy dãi nhiều hãy cho bé đeo yếm.
- Lưu ý, luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho trẻ.
- Để giảm tình trạng đau nướu, bạn nên bỏ vòng nhai hoặc một chiếc khăn sạch, ướt vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Không để ở ngăn đá vì sẽ khiến dụng cụ bị nứt vỡ.
- Khi mua vòng nhai cho trẻ, không nên mua những loại có chứa chất lỏng ở bên trong vì dễ bị rò rỉ dịch và trẻ dễ nuốt phải, gây hại cho sức khỏe.
- Không dùng các loại cồn, gel hay bất cứ loại thuốc nào để chà vào nướu của trẻ.
- Trường hợp cho trẻ dùng thuốc giảm đau cần tuân theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý. Sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, các mẹ cha mẹ cần phân biệt rõ những dấu hiệu sốt mọc răng và dấu hiệu số cao ở trẻ sơ sinh do các bệnh lý khác để có cách điều trị kịp thời đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong