Phải làm gì nếu bé không thích tắm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Trẻ em hiện nay chuyện tắm thường là câu chuyện phức tạp của các cha mẹ hiện nay. Các ông bố bà mẹ có thể chưa hiểu hết được tâm sinh lý của các bé. Có rất nhiều lý do khiến bé không thích tắm, làm thế nào để cho các bé thấy tắm là điều thú vị hàng ngày của cuộc sống. Bài viết dưới đây cho chúng ta hiểu hơn về vấn đề này.

1. Tại sao bé không thích tắm?

1.1. Em bé của bạn có bị đau mông hoặc phát ban không?

Hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ từ 0 – 1 tuổi và trẻ mới biết đi. Hay bé bị chàm? Đôi khi bệnh chàm phát triển ở các nếp gấp của chân và tay của bé mà bạn có thể không nhận thấy. Nước có thể xâm nhập vào da nếu da bé bị chày xước hoặc bị viêm nhiễm.

Khi bé có thể bị bầm tím hoặc bị đau ở mông hoặc bị nổi phát ban toàn bộ cơ thể của bé cũng làm cho bé khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bé làm cho bé cũng không thích tắm. Vì thế các bà mẹ quan sát kỹ và giúp bé để việc tắm đối với bé thích hơn và đạt hiệu quả.

1.2. Em bé của bạn có mệt mỏi không?

Vào thời điểm bạn tắm bé và chuẩn bị mọi thứ, đứa bé có thể đang khao khát được đi ngủ. Nếu bạn nghĩ có thể là trường hợp này, hãy thử bắt đầu thói quen đi ngủ sớm hơn một chút.

1.3. Bé có đói không?

Hãy thử tắm cho trẻ sau khi trẻ bú hoặc ăn gì đó. Chờ nửa giờ sau khi ăn để trẻ có cơ hội tiêu hóa thức ăn.

Tránh việc vừa cho bé ăn xong bạn cho đi tắm luôn, như thế làm bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa: như bị các bệnh lý về trào ngược dạ dày, hoặc làm bé bị nôn trong khi lúc tắm.

1.4. Em bé của bạn có bị lạnh không?

Phòng tắm nên có nhiệt độ khoảng 21 độ C hoặc ấm hơn. Kiểm tra gió lùa, và làm ấm tay trước khi cởi quần áo cho bé và bế bé vào bồn tắm.

Các bà mẹ có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng tắm giúp chính xác hơn.

1.5. Nước có ở nhiệt độ thích hợp không?

Các bà mẹ kiểm tra nhiệt độ của nước tắm cho bé, tránh trường hợp không kiểm soát được làm da bé bị bỏng. Dùng khuỷu tay thay vì dùng tay để kiểm tra, vì khuỷu tay của bạn sẽ nhạy cảm hơn. Nếu bạn vẫn không chắc chắn, hãy sử dụng nhiệt kế tắm. Nhiệt độ lý tưởng để tắm cho bé là từ 37 độ C đến 38 độ C, bằng với nhiệt độ cơ thể.

Bé không thích tắm
Hăm tã có thể khiến cho em bé không thích tắm

1.6. Em bé của bạn có cảm thấy an toàn không?

Nếu đứa bé bị trượt chân trong bồn tắm trước đó, điều đó có thể khiến đứa bé ấy lo lắng về việc vào bồn tắm một lần nữa. Sử dụng thảm tắm hoặc vật dụng hỗ trợ khác để giúp bạn yên tâm hơn. Hãy nhớ rằng bạn không bao giờ được để bé một mình trong bồn tắm, dù chỉ trong vài giây.

1.7. Bé có sợ bị xà phòng vào mắt không?

Nhiều trẻ không thích rửa mặt hoặc gội đầu, bé sợ nước vì lý do này. Hãy tìm các sản phẩm tắm dịu nhẹ không chứa xà phòng được thiết kế cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể sử dụng một tấm vải flannel ướt để nhẹ nhàng xả sạch các chất nhờn trên tóc.

1.8. Em bé của bạn có muốn bầu bạn không?

Hãy thử tắm chung. điều này sẽ dễ dàng hơn nếu một người lớn khác ở xung quanh để giúp bạn đưa trẻ vào và ra khỏi bồn tắm. Nếu em bé của bạn có anh chị em lớn hơn, có thể để anh, chị tắm cùng hoặc chơi với bé từ bên cạnh bồn tắm.

Đôi khi, có thể không có câu trả lời cho việc tại sao bé đột nhiên không thích tắm. Hy vọng rằng trong một thời gian bé sẽ bớt khó chịu và giờ tắm sẽ trở nên thú vị hơn.

Trong khi chờ đợi, hãy cố gắng tạo niềm vui khi tắm. Hãy cho bé một số đồ chơi tắm phù hợp với lứa tuổi của bé. Vui vẻ có thể giúp bé giảm cảm giác lo lắng.

Nó cũng có thể hữu ích để giữ thời gian tắm càng ngắn càng tốt. Chuẩn bị sẵn một chiếc khăn mềm và ấm để quấn cho bé ngay khi bé ra ngoài.

2. Một số phương pháp giúp bé thích tắm

  • Trước khi tắm, bạn nên chuẩn bị cho bé đầy đủ khăn tắm, sữa tắm, nước tắm, đồ chơi cho các bé.....việc chuẩn bị này giúp các bà mẹ đỡ mất nhiều thời gian cho các bé. Nên chọn loại khăn tắm có nhiều sợi bông để thấm hút nước nhanh hơn giúp các bé đỡ lạnh hơn.
  • Chuyển dần sang bồn tắm trẻ em: Các bà mẹ, ông bố sẽ đặt bé của mình vào chiếc bồn tắm trẻ em không có nước và đổ đầy nước ấm vào một chiếc bồn khác. Sẽ bắt đầu bằng cách dùng cốc đổ nước lên ngón chân của bé và làm việc theo cách của mình. Điều đó đã ngăn phần lớn tiếng khóc vì trong bồn không có nhiều nước. Đặt bé ngồi trên đùi của bố mẹ, khi có nước chảy trong bồn và sau đó để bé đặt tay vào. Làm như thế trong vài phút, và sau đó thả đứa bé xuống nước.
  • Nếu bé có khóc hoặc gào thét trong khi tắm, các ông bố bà mẹ cũng không nên quát mắng bé mà hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, chịu đựng. Nói nhẹ nhàng cho bé, ghé vào tai kể chuyện về một chủ đề nào đó cho bé, mua những đồ chơi con vật cho bé thích để tạo môi trường cho bé khi tắm.
  • Đánh lạc hướng bé bằng các bài hát và cuộc trò chuyện. Mở một bài hát mà bé thích, để bé vừa tắm vừa nhún nhảy theo điệu nhạc và có thời gian thư giãn.
  • Chuyển từ bồn tắm sang vòi hoa sen. Khi tắm vòi hoa sen, các bạn không nên phun thẳng trực tiếp vào cả người. Mà hãy để vòi phun vào từng vị trí trên cơ thể để tránh bị lạnh hoặc bị sốc nhiệt. Ví dụ bạn cho nước vào chân trước, sau đó là lên tay, rồi vùng bụng (tránh trường hợp phun thẳng nước từ trên đầu xuống, như thế làm bé khó chịu và cảm giác sợ)
Tắm cho em bé
Khi tắm cho em bé, bạn nên kiên nhẫn, chịu đựng dù bé có khóc hay gào thét
  • Giữ một thói quen tắm bồn hoặc tắm vòi.
  • Thay đổi sữa tắm cho bé với mùi hương ngọt ngào, thơm mát bé yêu thích.
  • Chọn sản phẩm sữa tắm với bao bì bắt mắt, đầy màu sắc để thu hút bé. Có thể bé thích mùi hương nào đó mà bạn chưa biết, chính vì thế hãy chọn sản phẩm có mùi dễ chịu và không có chất làm kích thích da của bé.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.co.uk

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan