Nhu cầu muối cho trẻ nhỏ từ 0-2 tuổi

Hai năm đầu đời là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của trẻ với sự thay đổi và phát triển về cả thể chất, tinh thần, thói quen ăn uống, trí tuệ,... Vì vậy bố mẹ cần cập nhật những kiến thức dinh dưỡng phù hợp để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt. Một trong những câu hỏi thường được các bậc phụ huynh quan tâm chính là có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối không.

1. Muối ăn ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nhỏ?

Muối bao gồm thành phần chủ yếu là Natri và Clo, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể cũng như tác động đến sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên thực tế thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ trong chế độ ăn uống, và lượng muối này đã có thể bao gồm trong thực phẩm gia đình sử dụng như bánh mì, đậu nướng, bánh quy nên trẻ ăn vào rất dễ vượt quá lượng muối phù hợp.

Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em lớn hơn người lớn rất nhiều nên trẻ dễ nhận những kích thích mạnh và nhanh hơn người lớn. Việc sử dụng muối phù hợp với vị giác người lớn nhưng sẽ là quá mặn với trẻ em, đi kèm với đó còn là một số tác động tiêu cực bao gồm:

  • Trẻ ăn mặn sẽ tạo nên môi trường toan trong khi sữa lại có nhiều canxi là yếu tố gây kiềm. Khi cân bằng nội môi của cơ thể bị toan hóa sẽ đào thải ra nước tiểu nhiều natri hơn làm toan hóa nước tiểu, điều đó sẽ làm thúc đẩy cơ thể lấy canxi để trung hòa bớt độ toan trong nước tiểu, giữ bình ổn cân bằng nội môi nhằm duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, nhưng lại gây ra thiếu canxi ở trẻ.
  • Ăn mặn cũng liên quan đến áp lực thẩm thấu ở trong lòng mạch là nguyên nhân gây tăng huyết áp.
  • Thận trẻ dưới 1 tuổi chỉ có độ lọc bằng 1/3 người lớn, trong khi muối được lọc qua thận sẽ khiến cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương thận và lâu dài là các bệnh lý mãn tính khác như tim mạch, huyết áp.
chụp thận
Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ và gây ra những bệnh lý về sau

2. Nhu cầu muối cho trẻ dưới 2 tuổi như thế nào là đủ?

Tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp cho trẻ là khác nhau. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì nhu cầu muối cho trẻ nhỏ được quy định như sau:

  • Nhóm 0-5 tháng tuổi: 0,3g muối/ngày (hoặc 100mg Natri/ngày);
  • Nhóm 6-11 tháng tuổi: 1,5g muối/ngày (hoặc 600mg Natri/ngày);
  • Nhóm 1-2 tuổi: 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg Natri/ngày).
Thịt đỏ
Trong các loại thực phẩm tự nhiên đã có đủ hàm lượng natri, nên bố mẹ không nên nêm muối nữa

Tuy nhiên lượng muối ở trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, thịt,... đã có hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của trẻ, ví dụ như sữa có khoảng 240 mg natri/L hoặc 75 mg natri cho một bát bột trẻ em. Vì vậy đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì bố mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường mà không nêm nếm muối, để tránh dẫn tới thừa natri.

Xem thêm bài viết: Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?

3. Phương pháp để tránh cho trẻ ăn quá nhiều muối

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đã được nhận đầy đủ lượng muối cần thiết, tương tự sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng chứa đầy đủ muối cho nhu cầu của trẻ nên không cần bổ sung thêm ở nguồn khác.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không nên thêm muối vào thức ăn hoặc cho trẻ ăn các thực phẩm có sẵn không dành riêng cho trẻ sơ sinh như ngũ cốc ăn sáng, vì có thể chứa nồng độ muối cao.

Xem thêm bài viết: Nấu đồ ăn dặm cho bé có cần cho muối?

  • Kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thực phẩm trước khi mua, thực phẩm chứa nhiều hơn 0,6 g natri mỗi 100g được coi là có nồng độ muối cao. Có thể tính lượng muối trong thực phẩm bằng cách quy đổi thông qua hàm lượng natri, với mối 1g natri trong 100g thức ăn sẽ tương ứng với 2,5 g muối.
  • Tránh cho trẻ ăn các đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy và thay thế bằng các món ăn nhẹ ít muối, trái cây sấy khô, rau củ dạng que hoặc cắt nhỏ để đa dạng hóa bữa ăn của trẻ

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan